14 thành viên - 9 bài viết
9 thành viên - 8 bài viết
9 thành viên - 14 bài viết
2 thành viên - 0 bài viết
9 thành viên - 11 bài viết
Nhu cầu tuyển dụng và tìm việc gia tăng tạo cơ hội cho các đối tượng lừa đảo tung chiêu dụ dỗ bằng những lời hứa “việc nhẹ lương cao”. Nhiều người lao động đã mất hàng triệu, thậm chí hàng tỷ đồng vì những chiêu trò tinh vi như giả danh doanh nghiệp lớn, tuyển cộng tác viên online với hình thức “nạp tiền nhận hoa hồng”. Làm thế nào để nhận diện và tránh rơi vào bẫy lừa đảo? Cùng tìm hiểu ngay những dấu hiệu cảnh báo và cách bảo vệ bản thân trước các chiêu trò lừa đảo việc làm!
Trần Uyên
5 ngày trước
Thị trường lao động trở nên sôi động khi doanh nghiệp ráo riết tuyển dụng để đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh, còn người lao động tranh thủ tìm kiếm việc làm để tăng thêm thu nhập. Đây cũng là thời điểm các đối tượng lừa đảo lợi dụng tâm lý muốn tìm việc nhanh của ứng viên để tung ra những chiêu trò dụ dỗ, khiến nhiều người rơi vào bẫy.
1. Giả danh ngân hàng, doanh nghiệp lớn để lừa tiền
Chị Đ. (Long Biên, Hà Nội) đăng ký tuyển dụng trên Facebook và nhận được cuộc gọi từ kẻ giả danh nhân sự ngân hàng. Đối tượng yêu cầu chị tải phần mềm và đầu tư vào một dự án tài chính, khiến chị mất gần 2 tỷ đồng.
Tương tự, chị N.T.H (Thanh Xuân, SN 2002) bị lừa khi ứng tuyển vào một vị trí tại Vinschool. Đối tượng yêu cầu chị nộp 2 triệu đồng phí hồ sơ, sau đó mất hút.
Ảnh minh họa.
2. Lừa đảo tuyển cộng tác viên online
Công an ghi nhận nhiều vụ lừa đảo qua hình thức tuyển cộng tác viên làm nhiệm vụ online.
Ngày 11/12/2024, chị T. (Đan Phượng, SN 2001) bị lừa gần 200 triệu đồng khi làm cộng tác viên trên app.
Ngày 4/12/2024, chị M. (Ninh Bình, SN 2006) bị chiếm đoạt 1,1 tỷ đồng sau khi bị dụ nạp tiền nhiều lần với lý do “tài khoản lỗi”.
Kịch bản quen thuộc: Ban đầu, các nạn nhân nhận được hoa hồng từ những đơn hàng nhỏ, nhưng khi giá trị đơn hàng tăng lên, hệ thống báo lỗi, buộc họ phải nạp thêm tiền để "gỡ lỗi". Đến khi số tiền quá lớn, kẻ lừa đảo biến mất.
Theo chuyên gia tuyển dụng của Vietnamworks, các công ty lừa đảo thường có một số dấu hiệu:
1. Yêu cầu đóng phí
Phí hồ sơ, phí tuyển dụng, phí đào tạo,... Tuyệt đối không nộp bất kỳ khoản phí nào khi chưa ký hợp đồng chính thức.
Công ty uy tín không bao giờ thu tiền ứng viên khi tuyển dụng.
2. Thông tin mập mờ, công việc "trên trời"
Mô tả công việc sơ sài, không rõ trách nhiệm, mức lương, địa điểm làm việc.
Hứa hẹn lương cao bất thường, công việc nhẹ nhàng nhưng không yêu cầu kinh nghiệm.
Ảnh minh họa.
3. Ép ứng viên ký hợp đồng gấp
Yêu cầu ký hợp đồng ngay sau buổi phỏng vấn hoặc chỉ trao đổi qua tin nhắn.
Một công ty chuyên nghiệp luôn có quy trình tuyển dụng rõ ràng, minh bạch.
4. Yêu cầu nạp tiền để làm nhiệm vụ
Dạng lừa đảo phổ biến hiện nay: "Nạp tiền nhận hoa hồng", "Hoàn tất thủ tục nhận lương".
Ban đầu trả một khoản lợi nhuận nhỏ để tạo lòng tin, sau đó dụ nạn nhân nạp số tiền lớn rồi biến mất.
1. Tìm kiếm thông tin tuyển dụng từ nguồn chính thống
Truy cập website chính thức của doanh nghiệp hoặc các trung tâm giới thiệu việc làm uy tín.
Hạn chế tìm việc qua Facebook, Zalo, Telegram, đặc biệt là các trang không có kiểm chứng.
2. Xác minh doanh nghiệp
Tra cứu thông tin doanh nghiệp trên Google, Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia.
Tìm kiếm đánh giá của những người từng làm việc tại đó trên LinkedIn, Glassdoor.
3. Không để lòng tham che mắt
Không có việc nhẹ lương cao. Nếu một công việc hứa hẹn lương cao mà không yêu cầu trình độ hay kinh nghiệm, hãy đặt dấu hỏi lớn.
Cẩn trọng với các công việc kiểu nhập văn bản, dịch thuật phim truyện, tuyển cộng tác viên thương mại điện tử với mức lương hấp dẫn.
4. Báo công an khi phát hiện dấu hiệu lừa đảo
Nếu bị lừa, hãy nhanh chóng trình báo cơ quan công an để có hướng xử lý kịp thời.
Tình trạng lừa đảo việc làm ngày càng tinh vi, đặc biệt khi nhu cầu tuyển dụng tăng cao. Người lao động cần tỉnh táo, cảnh giác trước những chiêu trò lừa đảo tinh vi để tránh mất tiền oan. Hãy tìm việc qua những kênh uy tín và nhớ rằng không có việc nhẹ lương cao!
Thông tin này được đăng tải trên báo Đời sống pháp luật vào ngày 11/1. Bài viết có tiêu đề: "Người phụ nữ nhận được 726 triệu đồng tiền chuyển khoản nhầm liền chuyển trả lại, 15 ngày sau bỗng nhận được thông báo: “Chị đang nợ tiền của chúng tôi’’. Nội dung cụ thể như sau:
Dừng xe mặc áo mưa có bị phạt không? Mức phạt là bao nhiêu? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Bài mới
Nguyễn Trang
9 giờ trước
Nguyễn Trang
9 giờ trước
Nguyễn Trang
10 giờ trước
Nhiên
10 giờ trước
Nguyễn Trang
10 giờ trước
Trần Uyên
10 giờ trước
Nguyễn Trang
10 giờ trước
Thành viên nổi bật
Giấy phép thiết lập MXH số 354/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 02/12/2024.
Chịu trách nhiệm: Nguyễn Văn Quyết
Hotline: 0904 380 479
Địa chỉ: Số 18B, ngõ 14, đường Đông Quan, phường Nghĩa Đô, TP. Hà Nội.
Email: [email protected]