20 thành viên - 5 bài viết
10 thành viên - 9 bài viết
8 thành viên - 9 bài viết
14 thành viên - 9 bài viết
4 thành viên - 12 bài viết
Mã độc SpyLoan ẩn trong ứng dụng vay tiền dụ hàng triệu người, gồm cả Việt Nam, cung cấp thông tin bảo mật, gây nguy cơ xâm nhập tài khoản và thiệt hại tài chính.
Nguyễn Trang
một tháng trước
Theo báo cáo mới nhất từ McAfee, mã độc SpyLoan đã được phát hiện trong 15 ứng dụng tài chính trên Android, bao gồm các ứng dụng vay tiền như Cash Loan, RapidFinance. Những ứng dụng này đã thu hút khoảng 8 triệu lượt tải trước khi bị phát hiện, gây nguy cơ nghiêm trọng cho người dùng tại nhiều quốc gia, bao gồm cả Việt Nam.
SpyLoan là một dạng mã độc thuộc nhóm PUP (chương trình chứa khả năng không mong muốn). Chúng lợi dụng thủ thuật xã hội, dụ người dùng cung cấp thông tin nhạy cảm hoặc cấp quyền truy cập sâu vào thiết bị. Những hành động này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như tống tiền, quấy rối và thiệt hại tài chính.
Nhiều ứng dụng ẩn mã độc SpyLoan được phát hiện trên Play Store. Ảnh: Hackernews
Các ứng dụng chứa mã độc SpyLoan thường giả mạo các tổ chức tài chính, ngân hàng uy tín thông qua giao diện, logo, màu sắc thương hiệu giống hệt. Chúng đưa ra các khoản vay hấp dẫn với yêu cầu đơn giản nhằm thu hút những người nhẹ dạ hoặc đang cần tiền gấp.
Tuy nhiên, người vay phải đối mặt với:
Lãi suất cắt cổ hoặc nhận khoản vay thấp hơn rất nhiều so với cam kết.
Phí ẩn cao ngất ngưởng khiến khoản vay ngày càng phình to.
Khi không thể trả nợ, thông tin cá nhân của họ bị lạm dụng để đòi nợ theo hình thức quấy rối, tống tiền bằng hình ảnh giả mạo hoặc gọi điện làm phiền người thân.
Mã độc SpyLoan không chỉ nhắm đến người dùng Việt Nam mà còn lan rộng tại các quốc gia như Mexico, Colombia, Senegal, Thái Lan, Indonesia, và Tanzania. Với mức độ phát tán nhanh chóng, mã độc này đã trở thành vấn đề toàn cầu, khiến nhiều người rơi vào vòng xoáy nợ nần và vi phạm quyền riêng tư.
Mã độc SpyLoan tiếp tục là mối đe dọa lớn đối với người dùng Android
SpyLoan từng được cảnh báo từ năm 2020, nhưng đến tháng 12/2023, ít nhất 18 ứng dụng tương tự tiếp tục bị phát hiện. Điều này cho thấy các mối nguy từ mã độc trên Android vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn.
Để bảo vệ bản thân, người dùng cần:
Kiểm tra nguồn gốc ứng dụng: Chỉ tải ứng dụng từ các nhà phát hành uy tín, tránh các app không rõ nguồn gốc trên Google Play.
Cảnh giác với lãi suất quá hấp dẫn: Nếu điều kiện vay tiền quá dễ dàng, đó có thể là dấu hiệu lừa đảo.
Xem xét quyền ứng dụng: Không cấp quyền truy cập nhạy cảm như danh bạ, tin nhắn hoặc dữ liệu cá nhân cho các app tài chính.
Mã độc SpyLoan tiếp tục là mối đe dọa lớn đối với người dùng Android, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển. Người dùng cần cảnh giác, nâng cao nhận thức và chủ động bảo vệ thông tin cá nhân để tránh rơi vào bẫy của các ứng dụng lừa đảo.
Hãy chia sẻ thông tin này để góp phần nâng cao ý thức cộng đồng về các nguy cơ từ mã độc trên thiết bị di động.
Sau nhiều lần chuyển tiền cho “doanh nhân” quen qua mạng, tổng cộng 1,7 tỷ đồng: Người phụ nữ nghi bị lừa vội báo công an
Lừa đảo vay tiền online ngày càng tinh vi, nhiều người dễ rơi vào bẫy. Vậy làm sao nhận diện và tránh xa các chiêu trò này? Tìm hiểu ngay để bảo vệ tài sản của bạn!
Với hình thức lừa đảo mới, khách hàng có thể bị lộ thông tin thẻ. Điều này khiến kẻ xấu lợi dụng để thực hiện các giao dịch không cần mã xác thực OTP, tệ hơn là để rửa tiền hoặc làm địa chỉ nhận tiền lừa đảo trên mạng.
Bài mới
Nguyễn Trang
9 phút trước
Ngọc Ly
10 phút trước
Ngọc Ly
23 phút trước
Nhiên
5 giờ trước
Trần Uyên
5 giờ trước
Ngọc Ly
6 giờ trước
Thành viên nổi bật
Giấy phép thiết lập MXH số 354/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 02/12/2024.
Chịu trách nhiệm: Nguyễn Văn Quyết
Hotline: 0904 380 479
Địa chỉ: Số 18B, ngõ 14, đường Đông Quan, phường Nghĩa Đô, TP. Hà Nội.
Email: [email protected]