3 thành viên - 0 bài viết
1 thành viên - 5 bài viết
1 thành viên - 4 bài viết
15 thành viên - 9 bài viết
10 thành viên - 7 bài viết
Lần đầu tiên đón Tết ở nhà chồng, cô gái trẻ mạnh tay chi hẳn 50 triệu đồng để lo liệu mọi thứ, từ quà cáp, thực phẩm đến trang trí nhà cửa. Tuy nhiên, khi cận kề ngày Tết, cô mới ngỡ ngàng nhận ra số tiền này vẫn không đủ, khiến cô rơi vào tình trạng hoang mang, áp lực.
Trần Uyên
22 ngày trước
Tháng 10 năm ngoái, Hải My (sinh năm 1993, quê ở Lạng Sơn, hiện đang sống tại Hà Nội) kết hôn. Tết 2025 cũng chính là cái Tết đầu tiên cô phải tự mình lo lắng chuyện chi tiêu của gia đình nhỏ.
Với các nàng dâu mới, Tết đầu tiên tại nhà chồng là dịp để "ghi điểm" trong mắt mẹ chồng và họ hàng. Tuy nhiên, làm dâu năm đầu tiên cũng mang đến nhiều bỡ ngỡ, đặc biệt là trong việc chuẩn bị quà Tết và các khoản chi tiêu cuối năm.
Hải My chia sẻ: "Mình còn nhớ như in, Tết năm ngoái trích hẳn 50 triệu đồng để chi tiêu. Ban đầu mình còn nghĩ đây là con số xông xênh, vậy mà đến ngày 30 Tết đã sốt sắng lo thêm tiền".
Lớn lên trong một gia đình có mức kinh tế trung bình, trước đây Hải My chưa từng phải lo lắng về chi tiêu Tết, đặc biệt là việc biếu xén. Tuy nhiên, khi có gia đình riêng, mọi thứ trở nên khác biệt.
"Gia đình chồng mình thuộc diện khá giả nên biếu bố mẹ ít quá thì sợ không ổn. Mừng tuổi họ hàng bao nhiêu cũng là vấn đề khiến mình đau đầu", cô chia sẻ.
Theo kế hoạch ban đầu, Hải My dự tính phân bổ 50 triệu đồng như sau:
Biếu bố mẹ hai bên: Mỗi bên 10 triệu, tổng cộng 20 triệu.
Lì xì bố mẹ, họ hàng, con cháu bạn bè: 10 triệu.
Sắm sửa đồ ăn, quần áo và chi tiêu dịp Tết: 20 triệu.
Tuy nhiên, sau khi bàn bạc với chồng, cô nhận ra con số này là chưa đủ. Chồng cô cho biết trước khi cưới, anh thường biếu bố mẹ 10 triệu đồng mỗi dịp Tết. Sau khi kết hôn, anh muốn biếu nhiều hơn, ít nhất là 15 triệu mỗi bên. Thêm vào đó là giỏ quà Tết thắp hương gia tiên, nâng tổng chi phí biếu tặng lên đến 32 triệu đồng.
Dù đã lên kế hoạch chi tiết, Tết năm ngoái vợ chồng Hải My vẫn tiêu hết 62 triệu đồng, bao gồm:
Biếu bố mẹ hai bên: 30 triệu đồng.
2 giỏ quà Tết: 2 triệu đồng.
Lì xì họ hàng, bạn bè: 10 triệu đồng.
Mua thực phẩm: 10 triệu đồng.
Chi tiêu cá nhân: 10 triệu đồng.
"Ngày Tết, cái gì cũng tăng giá. Chỉ cần đi chợ vài lần đã hết vài triệu. Nhà mình lại đông khách, nên thực phẩm không thể mua trước nhiều", Hải My bày tỏ.
Hiện tại, Hải My vẫn chưa lên kế hoạch chi tiêu cho Tết năm nay, nhưng cô chắc chắn rằng sẽ không chênh lệch nhiều so với năm trước. Các khoản như quà Tết, biếu bố mẹ, chi tiêu cá nhân gần như không thể cắt giảm.
"Mình hiểu rằng Tết là dịp để thể hiện lòng hiếu thảo với bố mẹ, họ hàng và cũng là lúc phải chi tiêu nhiều hơn thường ngày", cô tâm sự.
Dưới đây là một số cách mà Hải My dự định áp dụng để quản lý chi tiêu hợp lý hơn:
Lập danh sách chi tiêu chi tiết: Ghi rõ từng khoản để kiểm soát ngân sách tốt hơn.
Mua sắm trước Tết sớm: Tránh tình trạng giá cả leo thang vào những ngày cận Tết.
Giảm bớt khoản phát sinh không cần thiết: Tập trung vào các khoản chi thiết yếu.
Dù lần đầu làm dâu gặp không ít khó khăn, nhưng Hải My hy vọng với sự tính toán kỹ lưỡng, cô có thể tận hưởng một cái Tết ấm cúng, đủ đầy bên gia đình chồng.
Cùng BIDV SmartBanking, hành trình về quê đón Tết trở nên nhẹ nhàng hơn với ưu đãi giảm 20% vé tàu, xe, giúp khách hàng tiết kiệm chi phí và thời gian.
Năm hết Tết đến, nỗi lo chi tiêu lại trở thành bài toán đầy thách thức với nhiều gia đình. Cặp vợ chồng dưới đây đang trở thành tâm điểm thảo luận với danh sách chi tiêu Tết dài dăng dặc.
Bài mới
Nguyễn Trang
16 giờ trước
Nguyễn Trang
17 giờ trước
Nguyễn Trang
17 giờ trước
Nhiên
17 giờ trước
Nguyễn Trang
17 giờ trước
Trần Uyên
17 giờ trước
Nguyễn Trang
17 giờ trước
Thành viên nổi bật
Giấy phép thiết lập MXH số 354/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 02/12/2024.
Chịu trách nhiệm: Nguyễn Văn Quyết
Hotline: 0904 380 479
Địa chỉ: Số 18B, ngõ 14, đường Đông Quan, phường Nghĩa Đô, TP. Hà Nội.
Email: [email protected]