Cộng đồng

Chủ đề HOT

#Tài chính cá nhân

Thạc sĩ đi làm shipper, 12 năm bám trụ ở thành phố lớn, chỉ tiết kiệm được 340 nghìn, 35 tuổi quả lá cái hố đau đớn

Trần Đào đã gửi hồ sơ vào gần 2.000 công ty, nhưng gần như tất cả đều không thành. Cái danh sinh viên tốt nghiệp trường có tiếng dường như chẳng có tác dụng gì cả.

Hoàng Mai

Hoàng Mai

một tháng trước

Gần như không còn một xu dính túi, anh phải đối mặt với nguy cơ bị chủ nhà đuổi đi. Vào thời điểm quan trọng này, Trần Đào đã nghĩ đến nghề làm shipper giao đồ ăn. Thế là anh tải xuống phần mềm ứng dụng, thuê một chiếc xe máy điện và bắt đầu giao đồ ăn.

Công việc của một shipper không hề đơn giản và rảnh rỗi như tưởng tượng, lúc nào cũng phải lo lắng về đơn hàng trên tay để tránh bị trễ hoặc thiếu đồ ăn. Khi gặp thời tiết khắc nghiệt, anh vẫn làm việc để kiếm được mức phí cao hơn.

Dù rất mệt mỏi nhưng Trần Đào rất hài lòng khi nhìn thấy số tiền lương trong tay mỗi tháng, ít nhất có thể trang trải chi phí hàng ngày, trả tiền thuê nhà và không bị đói.

Trần Đào đã làm công việc này ba năm, trong thời gian đó, anh thực sự rất hạnh phúc, tuy nhiên thời gian tốt đẹp không kéo dài được lâu.

Ngày càng nhiều người chọn làm nghề shipper, điều này làm tăng sự cạnh tranh trong nghề khiến anh cảm thấy áp lực, lượng đơn hàng dồn dập hàng ngày trong khi hoa hồng về tay thấp đến mức nực cười khiến anh kiệt sức.

Trong cơn tuyệt vọng, Trần Đào đã nghỉ làm shipper và thay chiếc xe máy điện, trong tài khoản chỉ còn đúng 100 NDT (tương đương 340K). Đúng lúc này, anh nhận được tin nhắn từ chủ nhà thúc giục trả tiền thuê. Suy sụp tinh thần, anh đã đăng một đoạn video lên mạng kể lại câu chuyện của mình... (*)

Ảnh: Kiến Thức Tài Chính



Câu chuyện trên ở TQ, nhưng đã vẽ nên viễn cảnh tương lai gần cho nhiều người trẻ ở Việt Nam.

Thứ nhất, nghề xe ôm, shipper nghe thì tưởng dễ, nhưng khi nhập cuộc rồi mới biết, nó không đơn giản như mình tưởng. Công ty quản lý app luôn tìm cách tối ưu mọi thứ, để tài xế vắt kiệt sức chạy. Còn người lái xe, thì ngày càng phải cạnh tranh với người mới nhập cuộc, và cạnh tranh với ngay cả chính mình.

Thứ hai, anh có thể có học vấn ở ngành nghề này, nhưng khi tham gia ngành nghề khác lại phải theo tiêu chuẩn, kỹ năng, kinh nghiệm và mối quan hệ trong công việc mà mình theo đuổi. Khi và chỉ khi toàn tâm toàn ý nhập cuộc, tích cực học hỏi, tiến bộ hàng ngày thì mới có thể dần đạt được vị trí cao. Sự nỗ lực này kéo dài cho đến khi kiệt sức, không còn có thể đóng góp gì được nữa thì sẽ bị đào thải. Đó là quy luật.

Thứ ba, khi còn trẻ khỏe, đồng tiền kiếm được dễ hơn, nhưng người ta sẵn sàng chi tiêu đến nhẵn túi, phung phí luôn các sức khỏe, sức trẻ. Cho tới khi tỉnh ngộ, thì trong túi cũng chẳng còn xu nào. Nếu không may mất việc, đổ bệnh, sẽ không biết xoay xở thế nào.

Thứ tư, các chuyên ngành kiểu chung chung không cụ thể, thì dù có học đại học, rồi học thạc sĩ, thậm chí tiến sĩ rồi cũng có thể không xin được việc làm. Thế nên, khi theo học, cần xác định rõ mình học để làm gì, chứ học để có cái bằng, thì dù tốt nghiệp trường danh giá cũng chưa chắc đã có cơ hội bằng một người học tốt ở một trường nghề.

Đề xuất

Thành viên nổi bật

  • Nguyễn Trang

    Nguyễn Trang

    124 bài viết

  • Trần Uyên

    Trần Uyên

    112 bài viết

  • Nhiên

    Nhiên

    97 bài viết

  • Ngọc Ly

    Ngọc Ly

    33 bài viết

  • Cao Nhân

    Cao Nhân

    13 bài viết

  • Hoàng Mai

    Hoàng Mai

    3 bài viết

CÔNG TY CỔ PHẦN GIA ĐÌNH MỚI

Giấy phép thiết lập MXH số 354/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 02/12/2024.

Chịu trách nhiệm: Nguyễn Văn Quyết

Hotline: 0904 380 479

Địa chỉ: Số 18B, ngõ 14, đường Đông Quan, phường Nghĩa Đô, TP. Hà Nội.

Email: [email protected]