#Tài chính cá nhân - Làm sao để Tự do Tài chính?

Cô gái mắc nợ chồng nợ chỉ vì cảm giác "thượng lưu" khi dùng thẻ tín dụng

Cô gái nợ chồng nợ vì cảm giác “luxury” khi dùng 3 thẻ tín dụng, cư dân mạng nói 1 câu điếng người

Nhiên

Nhiên

3 tháng trước

Nhiều người cho rằng vì kỹ năng quản lý tài chính còn chưa tốt nên mới khiến cô nàng mang nợ.

Thẻ tín dụng là một phương thức thanh toán quen thuộc. Tuy nhiên cho những ai chưa biết: Thẻ tín dụng mang lại nhiều lợi ích trong việc hỗ trợ chi tiêu, giúp bạn có thể mua gì đó khi lương chưa kịp về. Nhưng thẻ tín dụng cũng có thể là nguồn cơn khiến bạn mang nợ nếu không đủ hiểu biết về chúng.

Câu chuyện của cô nàng mắc "nợ chồng nợ" vì xài cùng lúc 3 thẻ tín dụng từ cách đây 5 năm dưới đây chính là ví dụ. Câu chuyện được cô nàng này chia sẻ trong một hội nhóm về quản lý tài chính cá nhân và đầu tư, từ đó thu hút về nhiều quan tâm.

Mắc nợ vì xài cùng lúc 3 thẻ tín dụng

Cô nàng cho biết, hành trình dùng thẻ tín dụng bắt đầu từ 5 năm. Thời điểm đó, cô đi đăng ký tập gym, rồi nghe lời PT mở thẻ tín dụng hạn mức 50 triệu để trả góp gói tập. Tuy nhiên, trong lúc trả góp gói tập của thẻ tín dụng, cô bắt đầu dùng thẻ này vô tội vạ, trong hầu hết các khoản tiêu dùng hàng ngày.

"Trong lúc trả góp gói tập thì mình bắt đầu bén mùi chi tiêu quẹt thẻ sang chảnh, cảm giác tiêu mà không cần trả tiền, tiêu mà không quan tâm đến giá,... nó đã, nó thời thượng, nó luxury làm sao. Quẹt thẻ từ bịch bánh 10k mua trong Circle K, đến những mức chi tiêu cao hơn như vé máy bay, khách sạn,...", cô nàng nhớ lại.

Dùng một thẻ tín dụng không đủ, cô nàng còn mở thêm thẻ tín dụng khác hạn mức 15 triệu để đặt xe và mua đồ ăn trên các ứng dụng giao hàng. "Lúc đó, nghĩ đơn giản chỉ cần trả tối thiểu là được. Xài đi, mỗi tháng trả 2-3 triệu thôi mà", cô nàng nói thêm. Không dừng lại ở đó, cô nàng tiếp tục mở thêm thẻ tín dụng thứ 3 sau lời chào mời của nhân viên. Kết quả là... cô nàng mang nợ cả 3 thẻ tín dụng.

"Mỗi tháng, mình phải cân đo đong đếm trả thẻ này bao tiền, thẻ kia bao tiền, mà chỉ trả mức tối thiểu để duy trì thẻ thôi chứ tiền đâu trả hết. Và càng ngày tần suất chi tiêu bằng thẻ càng mạnh.

Tới một ngày đẹp trời mình ngồi ngẫm nghĩ, sao nợ thẻ trả ngoài không hết, sao thỉnh thoảng lại thấy thông báo trừ 7749 loại tiền, còn nợ từng này thì với tốc độ trả hiện tại bao lâu hết nợ? Gần như mình bị rơi vào cái bẫy tiêu hoang, phí trả nhỏ giọt bằng thẻ trong 5 năm liền", cô nàng nhớ lại hệ quả khi mắc nợ thẻ tín dụng.

Nợ vì dùng thẻ tín dụng

Cô gái mắc nợ chồng nợ chỉ vì cảm giác "thượng lưu" khi dùng thẻ tín dụng

Nhận thức tình hình tài chính của bản thân, cô nàng quyết định "cai" nghiện thẻ tín dụng. Đầu tiên, cô nàng ngưng dùng thẻ tín dụng, chỉ mua sắm bằng số tiền có trong túi. Cô còn ưu tiên thanh toán bằng tiền mặt để thấy xót tiền mỗi lần mua sắm hoang phí. Tiếp theo, cô đã tập trung trả hết nợ thẻ tín dụng. Với thẻ nào được trả hết, cô nàng sẽ gọi lên tổng đài yêu cầu đóng thẻ.

"Mặc kệ tổng đài viên đưa ra một đống ưu đãi: Chị sẽ được miễn phí thường niên, em tăng hạn mức, tăng hoàn tiền cho chị,... mình nói không là không, đóng thẻ cho chị. Và tương tự cho các thẻ sau: Mình ngưng xài, tập trung trả hết dư và đóng thẻ.

Cho đến bây giờ 3 thẻ kể trên mình đã đóng hết rồi. Sau này mỗi khi đi vay bank mình vẫn phải mở thẻ tín dụng do là điều kiện kèm theo của các bạn nhân viên. Nhưng mình tuyệt nhiên không kích hoạt thẻ, mặc dù các bạn nói chỉ cần kích hoạt chi tiêu 1-2 triệu sẽ được miễn phí thường niên. Nhưng mình nhất quyết không kích hoạt, thà chấp nhận trừ phí thường niên, rồi mình chờ 6 tháng sau đóng thẻ được mình sẽ đi đóng, chứ 1 khi kích hoạt lại theo thói cũ vung tay quá trán lại phải mang nợ cho những chi tiêu vô lí", cô nàng chia sẻ thêm.

Từ trải nghiệm cá nhân, cô nàng kết luận, thật ra thẻ tín dụng không có lỗi. Nhưng cảm giác thích tiêu pha, thích rút tiền mặt,.... dễ dàng mà không cần vay mượn ai thường khiến mọi người sinh ra tâm lý mất cảnh giác, từ đó hình thành các khoản nợ.

"Các bạn trẻ mới ra trường thì lại càng không nên dính đến món này. Kỹ năng quản lý tài chính không tốt, độ tuổi ham vui,... thì rất dễ luẩn quẩn trong bẫy tài chính của ngân hàng vẽ ra", cô nàng nhắn nhủ.

Thẻ tín dụng

Ảnh minh hoạ

Bên dưới bài đăng, câu chuyện về dùng hình thẻ tín dụng của cô nàng đã hình thành nhiều luồng ý kiến trái chiều. Có người đồng tình với câu chuyện cô nàng, và họ còn chia sẻ những trải nghiệm có thể mang nợ, ảnh hưởng xấu đến tài chính vì dùng thẻ tín dụng.

Tuy nhiên, ở diễn biến khác, có người lại cho rằng nếu biết dùng thẻ tín dụng đúng cách thì chúng sẽ mang lại nhiều lợi ích. Và việc dùng thẻ tín dụng có thể hình thành nợ hay không còn phụ thuộc vào khả năng quản lý tài chính và hiểu biết của người dùng, chứ không thể chỉ đổ lỗi cho hình thức thanh toán này.

Một số bình luận bên dưới bài đăng:

- Đúng luôn rồi đó bạn. Mình chỉ dùng để quẹt những món đồ muốn mua trả góp, với những nơi mình đến nhiều chỗ họ không quẹt thẻ nên cũng đỡ việc tiêu hoang.

- Bạn chia sẻ rất hay. Người bị dính bẫy tài chính như vậy rất nhiều. Còn anh chị em nào thấy mình quản lý tài chính tốt thì cứ xài vô tư thôi.

- Mình thấy nó vẫn là chân ái, chưa kịp có tiền thì quẹt nó trước xong trả lại. Còn cái nào giá trị lớn thì chuyển đổi trả góp hàng tháng. Có việc gì cấp bách có cái thẻ thì yên tâm hơn, đỡ phải đi vay mượn này kia. Nhiều khi mình thanh toán qua thẻ còn được giảm giá thêm này kia, có khi được hoàn tiền về.

- Lỗi là do bạn không biết quản lý chi tiêu, chứ không phải do cái thẻ. Mình có 4 thẻ tín dụng nhưng chưa bao giờ bị như bạn cả. Dùng thẻ tiện mà. Mình được chiếm tín dụng vốn với lãi suất 0% trong vòng 1 tháng, có thẻ còn được 2 tháng.

- Lỗi không phải ở cái thẻ, mà do quản lý tài chính cá nhân của mình chưa tốt. Mình dùng thẻ tín dụng thấy lợi hơn: vừa được miễn phí thường niên hàng năm, vừa được hoàn tiền đóng bảo hiểm nhân thọ, hoàn tiền mua sắm, ăn uống và các tiện ích hoàn tiền khi thanh toán khác. Nói chung thấy rất tiện.

- Mình dùng thẻ để đi siêu thị, bách hóa, mỗi tháng được hoàn khoảng 200k. Nếu biết dùng thẻ tín dụng một cách thông minh thì còn có lợi, chứ không có hại. Thẻ y như là tiền phòng thân, lỡ có việc gì thì không cần phải đi hỏi đi vay ai. Người không muốn mượn tiền ai như mình thì ủng hộ dùng thẻ tín dụng.

Chưa tính là mình trả tốt thì sau muốn vay gì cũng dễ, có khi hạn mức cho vay còn nhiều hơn người khác phải đi thế chấp nhà. Quẹt thẻ cũng phải suy nghĩ có cần thiết hay không, không phải cứ thích là quẹt đâu. Đi siêu thị cũng nên lựa những đồ đang giảm giá mà là nhu yếu phẩm, dự trữ đến lúc hết thì lấy ra xài, không nên để hết rồi mới đi mua, lúc đó lại không được giảm giá.

Ảnh minh hoạ

Làm sao để tránh mang nợ khi dùng thẻ tín dụng

Có thể thấy, thẻ tín dụng vẫn mang lại nhiều lợi ích tuy nhiên bạn cần hiểu rõ về hình thức thanh toán này để tránh mang nợ khi dùng chúng. Theo CNBC, dưới đây là nguyên tắc "3 không" để chủ sở hữu thẻ tín dụng tránh vướng phải nợ nần.

- Không dùng nếu có phí

Các chuyên gia tài chính khuyên nếu mua hàng bằng thẻ tín dụng mà phải trả thêm phí, bạn nên chọn một hình thức thanh toán khác. Nhiều thẻ tín dụng có phí khi giao dịch tại nước ngoài, hay còn gọi là phí chuyển đổi ngoại tệ, thường vào khoảng 3-4%. Vì vậy, hãy tham khảo thật kỹ tỷ lệ tính phí khi quyết định cà thẻ ở nước ngoài. Thay vào đó, hãy đăng ký các loại thẻ có các chương trình ưu đãi hoàn tiền, dành riêng cho du lịch hay mua sắm.

Những loại thẻ này ngoài chức năng như thẻ tín dụng thông thường sẽ được đặc ân nhiều ưu đãi về đặt vé máy bay, cộng thêm dặm bay, giảm giá phòng khách sạn, hoàn tiền tại các điểm mua sắm..

- Không dùng gần hết hạn mức của thẻ tín dụng

Thay vì tiêu xài gần hết hạn mức chi tiêu được cấp, bạn nên cố gắng giữ tỷ lệ dư nợ dưới 30% hạn mức. Trường hợp dùng cùng lúc nhiều thẻ tín dụng, bạn cũng phải áp dụng quy tắc này, tức tổng chi tiêu trong các thẻ không nên vượt quá 30% tổng hạn mức các thẻ bạn được cấp.

- Không đủ khả năng thanh toán

Tốt nhất là không mua hàng bằng thẻ tín dụng nếu bạn không thể thanh toán vào cuối tháng. Tương tự, bạn cũng không nên sử dụng thẻ tín dụng cho những việc có liên quan đến rủi ro, chẳng hạn như cổ phiếu và các khoản đầu tư khác. Bạn nên chắc chắn rằng mình có thể thanh toán bất cứ các khoản vay để tránh trả lãi suất, trong khi các loại đầu tư này không có lợi nhuận đảm bảo.

Nếu bạn đang gặp khó khăn và cần vay từ thẻ tín dụng, hãy thử vay bằng một thẻ mà không có hạn định tính lãi khi mua hàng. Bằng cách đó, khi bạn trả hết khoản vay, bạn sẽ không phải trả thêm bất kỳ khoản tiền nào trên số tiền gốc.

Bài mới

Trần Uyên

Trần Uyên

một ngày trước

Sữa HIUP và các loại sữa khác bị Cảnh sát Điều tra Trung ương (CIB) phối hợp với FDA Thái Lan bắt giữ như thế nào?

Hoá ra, sữa HIUP từng bị Cảnh sát Điều tra Trung ương (CIB) phối hợp với FDA Thái Lan bắt giữ một lần nữa cùng với nhiều sản phẩm khác của Việt Nam.

icon-like 297
vũ hoà

vũ hoà

một ngày trước

Giá vàng của Việt Nam tại thời điểm hiện tại (ngày 17/4/2025)

Dưới đây là thông tin cập nhật về giá vàng tại Việt Nam vào ngày 17/4/2025, dựa trên các nguồn dữ liệu từ web và bài đăng trên X. Lưu ý rằng giá vàng có thể thay đổi theo thời gian thực, và bạn nên kiểm tra trực tiếp từ các nguồn uy tín như SJC, PNJ, DOJI, hoặc các tiệm vàng lớn để có thông tin chính xác nhất.

icon-like 418
Ngọc Ly

Ngọc Ly

2 ngày trước

Giá vàng và lãi xuất tiền gửi mới nhất

Dưới đây là thông tin cập nhật về giá vàng và lãi suất mới nhất tính đến ngày 17/4/2025, dựa trên các nguồn dữ liệu từ web và các bài đăng trên X. Lưu ý rằng dữ liệu có thể thay đổi theo thời gian thực, và bạn nên kiểm tra trực tiếp từ các nguồn uy tín như ngân hàng, sàn giao dịch hoặc trang web chuyên về vàng để có thông tin chính xác nhất.

icon-like 432
vũ hoà

vũ hoà

2 ngày trước

Chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến giá vàng và quyết định đầu tư

Chính sách tiền tệ, do các ngân hàng trung ương như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hoặc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực thi, có ảnh hưởng đáng kể đến giá vàng và quyết định đầu tư. Dưới đây là giải thích chi tiết về cách chính sách tiền tệ tác động và những yếu tố nhà đầu tư cần xem xét:

icon-like 144
Trần Uyên

Trần Uyên

2 ngày trước

Nhiều gia đình lo lắng vì đã từng cho con uống sữa HIUP

Làm bố mẹ mới hiểu nỗi lo lắng cho con khi sử dụng sản phẩm không như quảng cáo. Công ty TNHH Kinh doanh và Công nghệ Alama Việt Nam từng bị xử phạt vì quảng cáo sữa HIUP sai sự thật khiến nhiều nhiều cha mẹ lo lắng.

icon-like 496
Cao Nhân

Cao Nhân

2 ngày trước

Lãi suất ngân hàng và giá vàng: Mối quan hệ ra sao?

Mối quan hệ giữa lãi suất ngân hàng và giá vàng thường có tính chất nghịch biến, nghĩa là khi lãi suất tăng, giá vàng có xu hướng giảm và ngược lại. Tuy nhiên, mối quan hệ này không tuyệt đối và còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố kinh tế khác. Dưới đây là phân tích chi tiết:

icon-like 265
Trần Uyên

Trần Uyên

2 ngày trước

Chuyên gia y tế phản đối vị bị sữa HIUP sử dụng hình ảnh của họ trong các quảng cáo sai sự thật

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm và PGS.TS Trần Đình Toán, cũng đã lên tiếng phản đối việc sử dụng hình ảnh của họ trong các quảng cáo sai sự thật, khẳng định không có cơ sở khoa học nào cho các cam kết này.

icon-like 247
Trần Uyên

Trần Uyên

2 ngày trước

Quy toàn bộ sự tăng trưởng chiều cao cho hiệu quả của sữa HIUP là sự đánh lừa trắng trợn người tiêu dùng

Tiến sĩ Nguyễn Hồng Vũ, chuyên gia Sinh học phân tử trong Y học (hiện công tác tại Mỹ), khẳng định các tuyên bố kể trên là vô lý nếu nhìn từ góc độ khoa học.

icon-like 249
Trần Uyên

Trần Uyên

2 ngày trước

Câu hỏi dành cho sữa HIUP khi bị Thái Lan cảnh báo

Trên Fanpage của mình: Sữa HIUP là một trong các thương hiệu sữa bột nhập lậu từ Việt Nam, không có chứng nhận FDA Thái Lan, quảng cáo sai sự thật về công dụng.

icon-like 142
Trần Uyên

Trần Uyên

2 ngày trước

Sữa HIUP bị "bay màu" khỏi nhiều kênh phân phối

Sữa HIUP 27 đã bị nhiều nhà phân phối hạ kệ, từ chối bán sản phẩm.

icon-like 482
Trần Uyên

Trần Uyên

2 ngày trước

Tổng biên tập Tiếp thị & Gia đình: Sữa và nỗi sợ

Tôi có con gái. Như bao ông bố bà mẹ khác, tôi từng không tiếc tiền mua sữa ngoại xách tay, sữa nội “công thức vàng”, “sữa tăng chiều cao cấp tốc”…

icon-like 410
Trần Uyên

Trần Uyên

2 ngày trước

Công ty nào đứng sau sữa HIUP quảng cáo tăng chiều cao “3- 5cm chiều cao sau 3-6 tháng”?

Sữa bán cho hàng triệu người tiêu dùng trong thời gian qua do công ty nào đứng sau?

icon-like 478
Trần Uyên

Trần Uyên

2 ngày trước

Cần làm rõ các thành phần chính trong sữa HIUP cho người tiêu dùng yên tâm

Tôi nghi ngờ các thành phần nhập khẩu xịn xò có trong sữa HIUP lắm!

icon-like 206
Trần Uyên

Trần Uyên

2 ngày trước

Sữa Hiup và lời quảng cáo thổi phồng: uống là "tăng 3-5cm sau 3-6 tháng"

"Cam kết tăng chiều cao 3-5cm chỉ sau 3-6 tháng" là nội dung được lặp lại nhiều lần trong các bài quảng cáo về sữa Hiup, tràn ngập trên các nền tảng mạng xã hội

icon-like 271
icon-propose Đề xuất

CÔNG TY CỔ PHẦN GIA ĐÌNH MỚI

Giấy phép thiết lập MXH số 354/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 02/12/2024.

Chịu trách nhiệm: Nguyễn Văn Quyết

Hotline: 0904 380 479

Địa chỉ: Số 18B, ngõ 14, đường Đông Quan, phường Nghĩa Đô, TP. Hà Nội.

Email: [email protected]