9 thành viên - 29 bài viết
8 thành viên - 77 bài viết
9 thành viên - 10 bài viết
6 thành viên - 257 bài viết
6 thành viên - 86 bài viết
7 thành viên - 36 bài viết
5 thành viên - 41 bài viết
4 thành viên - 181 bài viết
Trong một group chia sẻ về cách quản lý tài chính cá nhân, một người dùng đã kể lại kế hoạch chi tiêu hàng tháng của mình và đặt ra thắc mắc: Không biết như vậy là đã ổn hay chưa?
Ngọc Ly
2 tháng trước
Được biết, cô chưa kết hôn, đang sống cùng bạn trai và 1 bé mèo. Hiện tại, cặp đôi này không tốn tiền thuê nhà. Các khoản chi tiêu chung khác, cả hai đều chia đôi, mỗi người góp một nửa.
Các khoản chi của cô gái này trong 1 tháng
Cô giải thích về các khoản chi trong bảng liệt kê phía trên như sau:
- Hoá đơn: Điện nước, internet, điện thoại, phí quản lý khu dân cư. - Nhà cửa: Chi phí thuê người dọn dẹp.
- Ăn uống: Chi phí mua thực phẩm về nhà tự nấu và mang cơm đi làm; mỗi tháng chỉ “ăn sang” 1-2 bữa.
- Mèo: Chi phí mua hạt, thịt, pate, đồ chơi. - Đi lại: Chi phí đặt xe công nghệ. - Sức khỏe: Chi phí tập Yoga 3 buổi/tuần. - Giải trí: Chi phí đăng ký Netflix, Youtube, Spotify, mua sách; thi thoảng đi xem phim, kịch, ca nhạc. - Mua sắm: Chi phí shopping 2 lần/năm.
- Quà cáp: Mua quà cho bố mẹ 2 bên, cho bản thân, nhân viên,...
- Du lịch: Mỗi năm đi 3 chuyến, 1 chuyến to và 2 chuyến nhỏ.
“Tổng chi phí của mình chiếm khoảng 19% thu nhập, 81% còn lại là đầu tư và tiết kiệm” - Cô chia sẻ.
Nhìn vào file tổng kết chi tiêu mà cô gái này chia sẻ, không ít người trầm trồ vì cô đang chi tiêu hợp lý với mức thu nhập, cộng thêm thói quen tiết kiệm và đầu tư là chẳng “chê” được gì nữa, cũng không có khoản chi nào phải sửa.
Dành khoảng chừng 5 phút “soi” thật kỹ file quản lý chi tiêu của người dùng ẩn danh này, bạn sẽ “bỏ túi” được kha khá bí quyết cho riêng mình đấy.
1 - Cách tạo file quản lý chi tiêu
Quản lý chi tiêu không khó. Nếu bạn thấy nó khó, lý do có thể chỉ đơn giản vì bạn chưa biết cách tạo file quản lý chi tiêu dễ hiểu mà thôi. Dễ hiểu ở đây nghĩa là chỉ cần nhìn vào file, bạn sẽ biết được khoản chi này tốn bao nhiêu tiền theo tháng, theo năm và nó chiếm bao nhiêu % thu nhập.
Tất cả những điều đó, cô gái ẩn danh này đều làm được và đó là lý do file quản lý chi tiêu của cô rất dễ hiểu. Đáng học hỏi!
2 - Có ngân sách rõ ràng cho việc hưởng thụ cuộc sống
Đừng “sơ hở là đi chữa lành” vì tâm hồn bạn có thể vui trong chốc lát, còn ví của bạn sẽ “đau khổ” dài lâu đấy. Việc hưởng thụ hoàn toàn không sai nếu bạn có kế hoạch rõ ràng, ngân sách cụ thể.
Tùy vào mức thu nhập mà ngân sách hưởng thụ của mỗi người sẽ khác nhau. Trong trường hợp của cô gái này, cô chi 50 triệu/năm cho việc đi du lịch - tương đương 5% thu nhập. Một năm có 12 tháng, cô đi du lịch 3 chuyến/năm, nghĩa là trung bình 3 tháng đi chơi một lần.
3 - Phân bổ đều đặn các khoản chi
Có thể thấy ngoài các chi phí cố định như ăn uống, đi lại, tiền sinh hoạt phí cho bản thân và bạn trai, tiền nuôi mèo, cô gái này còn đầu tư cho chăm sóc, cải thiện sức khỏe (học Yoga); đồng thời có các hoạt động giải trí lành mạnh khác (xem phim, nghe nhạc,...). Bên cạnh đó, ngân sách cho việc mua sách chỉ chiếm 2% thu nhập - Một tỷ lệ quá lý tưởng với một người phụ nữ.
Ảnh minh họa
Tất cả các nhu cầu trong cuộc sống đều được đáp ứng, mà không có khoản chi nào vượt quá 5% thu nhập. Rõ ràng, không phải tự nhiên mà cộng đồng mạng vỗ tay, khen cô gái này chi tiêu quá khéo.
4 - Kỷ luật với bản thân
Thử tính toán nhanh thế này: Mỗi tháng, cô chi tiêu hết khoảng 15,5 triệu đồng - tương đương với 18,5% thu nhập => Thu nhập hàng tháng: 15.500.000 x 100/ 18,~83,7 triệu đồng.
Trong bài đăng của mình, cô gái này có viết: “Bạn bè hay trêu mình sao sống tiết kiệm thế. Câu cửa miệng của mình là “thôi tháng sau nhé, tháng này hết tiền rồi…”.
Thu nhập 83,7 triệu đồng/tháng, mà chỉ chi tiêu 15,5 triệu đồng/tháng, không khó để nhận ra tính kỷ luật của cô gái này. Có kế hoạch chi tiêu, lập ngân sách cụ thể cho từng khoản chi chỉ là bước đầu, nhưng có bám sát và tuân thủ các kế hoạch đã đề ra hay không mới là điều quan trọng.
Quản lý chi tiêu cá nhân giúp duy trì cuộc sống khoa học hơn. Cùng khám phá top 5 ứng dụng quản lý chi tiêu tốt nhất hiện nay để chọn lựa công cụ phù hợp cho mình nhé.
Giờ làm việc của Vietcombank năm 2025 được áp dụng từ thứ Hai đến thứ Bảy, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng thực hiện các giao dịch tài chính. Cùng khám phá những mẹo hữu ích giúp bạn tiết kiệm thời gian, giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa hiệu quả trong mọi giao dịch!
Sang năm 2025, những trường hợp dưới đây sẽ được miễn thuế, phí thu nhập cá nhân khi sang tên Sổ đỏ theo Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 92/2015/TT-BTC)
Quản lý chi tiêu cá nhân luôn là một bài toán khó, nhưng nó không hề phức tạp nếu bạn biết cách xây dựng một kế hoạch chi tiêu rõ ràng. Vậy làm thế nào để vừa chi tiêu hiệu quả, vừa tiết kiệm tối ưu? Hãy tham khảo ngay 3 bước lên kế hoạch chi tiêu cá nhân dưới đây để cải thiện tình hình tài chính của bạn.
Cập nhật giờ làm việc mới nhất của BIDV năm 2025 để bạn dễ dàng sắp xếp thời gian giao dịch hiệu quả, tránh lãng phí thời gian chờ đợi. Bài viết cung cấp thông tin chi tiết về thời gian mở cửa của các chi nhánh BIDV trên toàn quốc, cùng những lưu ý quan trọng giúp bạn thực hiện các giao dịch tài chính nhanh chóng, an toàn và thuận lợi. Đừng bỏ qua những thông tin thiết thực này để trải nghiệm dịch vụ tốt nhất từ BIDV!
CÔNG TY CỔ PHẦN GIA ĐÌNH MỚI
Giấy phép thiết lập MXH số 354/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 02/12/2024.
Chịu trách nhiệm: Nguyễn Văn Quyết
Hotline: 0904 380 479
Địa chỉ: Số 18B, ngõ 14, đường Đông Quan, phường Nghĩa Đô, TP. Hà Nội.
Email: [email protected]