#Tài chính cá nhân - Làm sao để Tự do Tài chính?

Khi nào cha mẹ phải trả nợ thay con cái?

Nhiều bậc cha mẹ rơi vào cảnh gánh nợ thay con khi con vay không trả nổi, bị chủ nợ truy đòi, gây áp lực nặng nề và hệ lụy đau lòng.

Nguyễn Trang

Nguyễn Trang

3 tháng trước

Cha mẹ có bắt buộc phải trả nợ thay con?

Pháp luật có những quy định cụ thể về trách nhiệm của cha mẹ với con cái. Điều 21 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015 quy định: “Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi” và “Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý”.

Còn điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái như: Thương yêu, tôn trọng ý kiến của con; trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình...

Con lớn từ 15 tuổi trở lên phải có trách nhiệm tự trả nợ

Con lớn từ 15 tuổi trở lên phải có trách nhiệm tự trả nợ

Theo các quy định trên thì khi con đủ 15 tuổi trở lên có quyền tự mình xác lập giao dịch dân sự trong phạm vi cho phép và tự chịu trách nhiệm với giao dịch đó. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ cũng không đề cập tới việc cha mẹ có trách nhiệm trả nợ cho con.

Do đó, nếu con từ đủ 15 tuổi trở lên vay tiền thì nghĩa vụ trả nợ thuộc về người con, cha mẹ không có nghĩa vụ phải trả nợ thay, những chủ nợ không có quyền ép cha mẹ trả nợ thay. Trường hợp này chỉ có cha mẹ tự nguyện trả thay.

Nếu cha mẹ không tự nguyện trả, bị chủ nợ quấy rối, gây sức ép bắt phải trả nợ thì cha mẹ có thể  trình báo cơ quan chức năng để có phương án giải quyết phù hợp.

Khi nào cha mẹ phải trả nợ thay con?

Các trường hợp dưới đây cha mẹ phải trả nợ thay con:

-Khi cha mẹ là người bảo lãnh cho khoản vay của con cái. Theo quy định tại Điều 335 BLDS năm 2015: Bảo lãnh là việc người thứ ba cam kết với bên có quyền sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Nên nếu cha mẹ đồng ý bảo lãnh cho khoản vay của con thì trong mọi trường hợp tuổi của con,cha mẹ có nghĩa vụ trả thay khi con không trả được nợ.

-  Cha mẹ trả nợ thay nếu được nhận di sản thừa kế từ con cái. Khi người để lại di sản qua đời, những người hưởng thừa kế của người này phải thực hiện nghĩa vụ tài sản mà người chết để lại. Do đó nếu con vay tiền nhưng qua đời và để lại tài sản cho cha mẹ, thì đồng thời với việc hưởng thừa kế, cha mẹ phải trả thay khoản nợ của con để lại. Cha mẹ sẽ dùng chính tài sản mình được hưởng thừa kế để thực hiện nghĩa vụ trả nợ và chỉ phải trả nợ trong phạm vi giá trị tài sản đã được nhận thừa kế và được xem như là thực hiện nghĩa vụ do người chết để lại.

-  Chuyển giao nghĩa vụ. Theo quy định tại Điều 370 BLDS năm 2015, thì nếu cha mẹ đồng ý tự nguyện trả nợ thay cho con của mình thì sẽ trở thành người thế nghĩa vụ trong hợp đồng vay của con cái với bên cho vay với điều kiện là bên cho vay đồng ý với việc thế nghĩa vụ này của cha mẹ người đi vay.

Như vậy theo quy định của pháp luật thì cha mẹ chỉ phải trả nợ thay trong trường hợp cha mẹ tự nguyện trả nợ (chuyển giao nghĩa vụ) hoặc do đã có thỏa thuận từ trước (bảo lãnh) hoặc khi cha mẹ được nhận thừa kế tài sản do con cái để lại.

Nguồn: https://giaitri.thoibaovhnt.com.vn/

Đọc thêm

Nguyễn Trang

Nguyễn Trang

3 tháng trước

Nghe lén cuộc trò chuyện của con gái với mẹ chồng, tôi quyết định giữ lại hơn 1 tỷ đồng để dưỡng già thay vì trả nợ giúp con

Người mẹ Trung Quốc vô cùng yêu thương con gái, nhưng đừng sau sự tận tâm là một nỗi đau khó lành khi đối diện với sự thật.

icon-like 494
Nguyễn Trang

Nguyễn Trang

3 tháng trước

Cha già 75 tuổi nhờ trả nợ 900 triệu, ba con trai từ chối, chỉ mình con gái gánh vác: Một năm sau, bất ngờ đổi đời

Một tờ giấy nợ 900 triệu phơi bày lòng người: Tình thân không còn khi cha nhờ ba con trai gánh vác, mà chỉ có con gái chấp nhận.

icon-like 280

Bài mới

Trần Uyên

Trần Uyên

2 giờ trước

Sữa HIUP có phải sữa giả không?

Ngay sau vụ gần 600 loại sữa giả bị bắt, nhiều người tiêu dùng đặt câu hỏi: Sữa HIUP có phải sữa giả không? Thử đi tìm câu trả lời nhé!

icon-like 282
Trần Uyên

Trần Uyên

2 ngày trước

Sữa HIUP và các loại sữa khác bị Cảnh sát Điều tra Trung ương (CIB) phối hợp với FDA Thái Lan bắt giữ như thế nào?

Hoá ra, sữa HIUP từng bị Cảnh sát Điều tra Trung ương (CIB) phối hợp với FDA Thái Lan bắt giữ một lần nữa cùng với nhiều sản phẩm khác của Việt Nam.

icon-like 147
vũ hoà

vũ hoà

2 ngày trước

Giá vàng của Việt Nam tại thời điểm hiện tại (ngày 17/4/2025)

Dưới đây là thông tin cập nhật về giá vàng tại Việt Nam vào ngày 17/4/2025, dựa trên các nguồn dữ liệu từ web và bài đăng trên X. Lưu ý rằng giá vàng có thể thay đổi theo thời gian thực, và bạn nên kiểm tra trực tiếp từ các nguồn uy tín như SJC, PNJ, DOJI, hoặc các tiệm vàng lớn để có thông tin chính xác nhất.

icon-like 196
Ngọc Ly

Ngọc Ly

2 ngày trước

Giá vàng và lãi xuất tiền gửi mới nhất

Dưới đây là thông tin cập nhật về giá vàng và lãi suất mới nhất tính đến ngày 17/4/2025, dựa trên các nguồn dữ liệu từ web và các bài đăng trên X. Lưu ý rằng dữ liệu có thể thay đổi theo thời gian thực, và bạn nên kiểm tra trực tiếp từ các nguồn uy tín như ngân hàng, sàn giao dịch hoặc trang web chuyên về vàng để có thông tin chính xác nhất.

icon-like 462
vũ hoà

vũ hoà

2 ngày trước

Chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến giá vàng và quyết định đầu tư

Chính sách tiền tệ, do các ngân hàng trung ương như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hoặc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực thi, có ảnh hưởng đáng kể đến giá vàng và quyết định đầu tư. Dưới đây là giải thích chi tiết về cách chính sách tiền tệ tác động và những yếu tố nhà đầu tư cần xem xét:

icon-like 201
Trần Uyên

Trần Uyên

2 ngày trước

Nhiều gia đình lo lắng vì đã từng cho con uống sữa HIUP

Làm bố mẹ mới hiểu nỗi lo lắng cho con khi sử dụng sản phẩm không như quảng cáo. Công ty TNHH Kinh doanh và Công nghệ Alama Việt Nam từng bị xử phạt vì quảng cáo sữa HIUP sai sự thật khiến nhiều nhiều cha mẹ lo lắng.

icon-like 159
Cao Nhân

Cao Nhân

2 ngày trước

Lãi suất ngân hàng và giá vàng: Mối quan hệ ra sao?

Mối quan hệ giữa lãi suất ngân hàng và giá vàng thường có tính chất nghịch biến, nghĩa là khi lãi suất tăng, giá vàng có xu hướng giảm và ngược lại. Tuy nhiên, mối quan hệ này không tuyệt đối và còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố kinh tế khác. Dưới đây là phân tích chi tiết:

icon-like 141
Trần Uyên

Trần Uyên

2 ngày trước

Chuyên gia y tế phản đối vị bị sữa HIUP sử dụng hình ảnh của họ trong các quảng cáo sai sự thật

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm và PGS.TS Trần Đình Toán, cũng đã lên tiếng phản đối việc sử dụng hình ảnh của họ trong các quảng cáo sai sự thật, khẳng định không có cơ sở khoa học nào cho các cam kết này.

icon-like 195
Trần Uyên

Trần Uyên

2 ngày trước

Quy toàn bộ sự tăng trưởng chiều cao cho hiệu quả của sữa HIUP là sự đánh lừa trắng trợn người tiêu dùng

Tiến sĩ Nguyễn Hồng Vũ, chuyên gia Sinh học phân tử trong Y học (hiện công tác tại Mỹ), khẳng định các tuyên bố kể trên là vô lý nếu nhìn từ góc độ khoa học.

icon-like 447
Trần Uyên

Trần Uyên

2 ngày trước

Câu hỏi dành cho sữa HIUP khi bị Thái Lan cảnh báo

Trên Fanpage của mình: Sữa HIUP là một trong các thương hiệu sữa bột nhập lậu từ Việt Nam, không có chứng nhận FDA Thái Lan, quảng cáo sai sự thật về công dụng.

icon-like 263
Trần Uyên

Trần Uyên

2 ngày trước

Sữa HIUP bị "bay màu" khỏi nhiều kênh phân phối

Sữa HIUP 27 đã bị nhiều nhà phân phối hạ kệ, từ chối bán sản phẩm.

icon-like 489
Trần Uyên

Trần Uyên

2 ngày trước

Tổng biên tập Tiếp thị & Gia đình: Sữa và nỗi sợ

Tôi có con gái. Như bao ông bố bà mẹ khác, tôi từng không tiếc tiền mua sữa ngoại xách tay, sữa nội “công thức vàng”, “sữa tăng chiều cao cấp tốc”…

icon-like 338
Trần Uyên

Trần Uyên

2 ngày trước

Công ty nào đứng sau sữa HIUP quảng cáo tăng chiều cao “3- 5cm chiều cao sau 3-6 tháng”?

Sữa bán cho hàng triệu người tiêu dùng trong thời gian qua do công ty nào đứng sau?

icon-like 214
Trần Uyên

Trần Uyên

2 ngày trước

Cần làm rõ các thành phần chính trong sữa HIUP cho người tiêu dùng yên tâm

Tôi nghi ngờ các thành phần nhập khẩu xịn xò có trong sữa HIUP lắm!

icon-like 160
icon-propose Đề xuất

CÔNG TY CỔ PHẦN GIA ĐÌNH MỚI

Giấy phép thiết lập MXH số 354/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 02/12/2024.

Chịu trách nhiệm: Nguyễn Văn Quyết

Hotline: 0904 380 479

Địa chỉ: Số 18B, ngõ 14, đường Đông Quan, phường Nghĩa Đô, TP. Hà Nội.

Email: [email protected]