#Tài chính cá nhân - Làm sao để Tự do Tài chính?

Người nghèo có 6 kiểu tiết kiệm tưởng khôn ngoan hóa ra lại tự "chuốc họa vào thân"

Tiết kiệm là một thói quen tốt nhưng nếu tiết kiệm quá mức, đôi khi chỉ càng thấy bất tiện, thậm chí là tự hại chính mình.

Ngọc Ly

Ngọc Ly

2 tháng trước

1. Đồ cũ không nỡ vứt, gây ra sự chật chội và bừa bộn trong nhà

“Cái này còn dùng được, để đấy lỡ sau này cần” có lẽ là câu nói quen thuộc của nhiều gia đình. Kết quả là quần áo cũ chất đầy tủ, giày hỏng xếp chật kệ, nồi niêu sứt mẻ vẫn cất đầy góc bếp… Tưởng rằng giữ lại sẽ tiết kiệm nhưng thực tế, bạn có bao giờ dùng lại chúng không?

Đồ đạc không chỉ chiếm chỗ mà còn làm nhà cửa bừa bộn, mất thời gian dọn dẹp. Càng nhìn càng thấy mệt mỏi, rước bực bội vào thân. Vậy nên thay vì tích trữ, bạn có thể quyên góp hoặc bán thanh lý để vừa dọn dẹp không gian, vừa giúp ích cho người khác.

Đồ cũ không nỡ vứt, gây ra sự chật chội và bừa bộn trong nhà


2. Ăn đồ đã hỏng hoặc hết hạn vì sợ phí

Có bao giờ bạn ăn cố vài miếng dù đã no chỉ vì “bỏ thì phí”? Hoặc ép mình ăn hết mớ trái cây sắp hỏng, dù chẳng còn thấy ngon?Việc này không chỉ khiến bạn khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Để tránh lãng phí, hãy lên kế hoạch mua sắm hợp lý ngay từ đầu, tránh tích trữ quá nhiều thực phẩm. Quan trọng nhất, ăn uống là để tận hưởng, chứ không phải để cố gắng nhồi nhét thật nhiều vào cơ thể.


3. Thích mua đồ rẻ chất lượng kém

Thấy món đồ giảm giá hấp dẫn, bạn mua ngay dù không thực sự cần. Nhưng rồi sản phẩm  đó sẽ nhanh hỏng, dùng không thoải mái, cuối cùng vẫn phải mua cái mới .Đặc biệt với đồ gia dụng hay quần áo, chọn đồ quá rẻ có thể khiến bạn tốn kém nhiều hơn về lâu dài. Chưa kể mặc lên người còn cảm thấy bí bách, khó chịu do vải xấu. Một món đồ chất lượng tốt tuy giá cao hơn nhưng bền, dùng lâu dài vẫn tiết kiệm hơn là cứ thay mới liên tục.

4. Tiếc tiền ship để rồi giữ lại đồ không dùng được

Mua hàng online, nhận được món đồ không ưng ý nhưng ngại tốn vài chục ngàn phí trả hàng, bạn quyết định “thôi cứ để đấy”.

Kết quả là những đơn hàng "vô dụng" nằm chỏng chơ trong góc, chẳng ai dùng, vừa lãng phí tiền vừa chiếm chỗ. Thực ra, phí vận chuyển thường không đáng kể so với việc giữ lại một món đồ không dùng được. Đừng để tâm lý tiếc rẻ làm bạn phải "chứa chấp" những món đồ không mang lại giá trị gì.

5. “Để sau này có tiền rồi...”

Nhiều người có suy nghĩ: “Giờ tiết kiệm, sau này có tiền rồi hưởng thụ sau”. Nhưng thực tế, nếu không tận hưởng cuộc sống ngay bây giờ, ai biết trước được tương lai ra sao?

Bạn có tiền nhưng không dám mua chiếc máy rửa bát để bớt việc nhà. Bạn có thể đi xem concert ca sĩ mình thích nhưng lại tiếc tiền vé. Bạn có cơ hội du lịch cùng bạn bè nhưng đắn đo vì giá vé máy bay. Cuối cùng bản thân làm việc đến mệt mỏi, tâm trạng lẫn thể chất ngày càng "suy" nhưng vẫn không có cách nào thoát ra được cảm giác tù túng đó. 

Tiết kiệm là tốt, nhưng nếu vì thế mà đánh đổi niềm vui và sự thoải mái, thì có đáng không? 

6. Nghĩ rằng tận hưởng là lãng phí

Có nhiều bậc phụ huynh có tâm lý từ chối những sự quan tâm, lo lắng mà con cái dành cho họ. Ví dụ như mua ghế massage thì bảo “phí tiền”, đưa đi ăn nhà hàng thì chê đắt đỏ, ra quán vỉa hè ngon hơn...

Thực ra, tận hưởng không phải là xa xỉ, mà là cách để cuộc sống thêm trọn vẹn. Đừng ngại mua một bó hoa cho phòng khách, thử một nhà hàng mới, hay đơn giản là thay bộ chăn ga êm ái hơn. Những điều nhỏ bé ấy có thể mang lại hạnh phúc mà không hề hoang phí.



Đọc thêm

Ngọc Ly

Ngọc Ly

2 tháng trước

13 mẹo tiết kiệm tiền 'thần thánh' từ người Nhật, áp dụng là 'auto' có tiền dư

Người Nhật nổi tiếng với lối sống tối giản, kỷ luật và khả năng tiết kiệm đáng ngưỡng mộ. Không chỉ là những phương pháp phức tạp, bí quyết tiết kiệm của họ thường rất thực tế và dễ áp dụng vào cuộc sống hàng ngày. Nếu bạn đang tìm cách cải thiện tình hình tài chính cá nhân, hãy học hỏi ngay 13 mẹo tiết kiệm tiền "thần thánh" sau đây. Chỉ cần kiên trì, bạn sẽ thấy tài khoản "auto" có tiền dư!

icon-like 379

Bài mới

Trần Uyên

Trần Uyên

một ngày trước

Sữa HIUP và các loại sữa khác bị Cảnh sát Điều tra Trung ương (CIB) phối hợp với FDA Thái Lan bắt giữ như thế nào?

Hoá ra, sữa HIUP từng bị Cảnh sát Điều tra Trung ương (CIB) phối hợp với FDA Thái Lan bắt giữ một lần nữa cùng với nhiều sản phẩm khác của Việt Nam.

icon-like 184
vũ hoà

vũ hoà

một ngày trước

Giá vàng của Việt Nam tại thời điểm hiện tại (ngày 17/4/2025)

Dưới đây là thông tin cập nhật về giá vàng tại Việt Nam vào ngày 17/4/2025, dựa trên các nguồn dữ liệu từ web và bài đăng trên X. Lưu ý rằng giá vàng có thể thay đổi theo thời gian thực, và bạn nên kiểm tra trực tiếp từ các nguồn uy tín như SJC, PNJ, DOJI, hoặc các tiệm vàng lớn để có thông tin chính xác nhất.

icon-like 331
Ngọc Ly

Ngọc Ly

một ngày trước

Giá vàng và lãi xuất tiền gửi mới nhất

Dưới đây là thông tin cập nhật về giá vàng và lãi suất mới nhất tính đến ngày 17/4/2025, dựa trên các nguồn dữ liệu từ web và các bài đăng trên X. Lưu ý rằng dữ liệu có thể thay đổi theo thời gian thực, và bạn nên kiểm tra trực tiếp từ các nguồn uy tín như ngân hàng, sàn giao dịch hoặc trang web chuyên về vàng để có thông tin chính xác nhất.

icon-like 494
vũ hoà

vũ hoà

một ngày trước

Chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến giá vàng và quyết định đầu tư

Chính sách tiền tệ, do các ngân hàng trung ương như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hoặc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực thi, có ảnh hưởng đáng kể đến giá vàng và quyết định đầu tư. Dưới đây là giải thích chi tiết về cách chính sách tiền tệ tác động và những yếu tố nhà đầu tư cần xem xét:

icon-like 259
Trần Uyên

Trần Uyên

một ngày trước

Nhiều gia đình lo lắng vì đã từng cho con uống sữa HIUP

Làm bố mẹ mới hiểu nỗi lo lắng cho con khi sử dụng sản phẩm không như quảng cáo. Công ty TNHH Kinh doanh và Công nghệ Alama Việt Nam từng bị xử phạt vì quảng cáo sữa HIUP sai sự thật khiến nhiều nhiều cha mẹ lo lắng.

icon-like 452
Cao Nhân

Cao Nhân

một ngày trước

Lãi suất ngân hàng và giá vàng: Mối quan hệ ra sao?

Mối quan hệ giữa lãi suất ngân hàng và giá vàng thường có tính chất nghịch biến, nghĩa là khi lãi suất tăng, giá vàng có xu hướng giảm và ngược lại. Tuy nhiên, mối quan hệ này không tuyệt đối và còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố kinh tế khác. Dưới đây là phân tích chi tiết:

icon-like 159
Trần Uyên

Trần Uyên

2 ngày trước

Chuyên gia y tế phản đối vị bị sữa HIUP sử dụng hình ảnh của họ trong các quảng cáo sai sự thật

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm và PGS.TS Trần Đình Toán, cũng đã lên tiếng phản đối việc sử dụng hình ảnh của họ trong các quảng cáo sai sự thật, khẳng định không có cơ sở khoa học nào cho các cam kết này.

icon-like 358
Trần Uyên

Trần Uyên

2 ngày trước

Quy toàn bộ sự tăng trưởng chiều cao cho hiệu quả của sữa HIUP là sự đánh lừa trắng trợn người tiêu dùng

Tiến sĩ Nguyễn Hồng Vũ, chuyên gia Sinh học phân tử trong Y học (hiện công tác tại Mỹ), khẳng định các tuyên bố kể trên là vô lý nếu nhìn từ góc độ khoa học.

icon-like 324
Trần Uyên

Trần Uyên

2 ngày trước

Câu hỏi dành cho sữa HIUP khi bị Thái Lan cảnh báo

Trên Fanpage của mình: Sữa HIUP là một trong các thương hiệu sữa bột nhập lậu từ Việt Nam, không có chứng nhận FDA Thái Lan, quảng cáo sai sự thật về công dụng.

icon-like 402
Trần Uyên

Trần Uyên

2 ngày trước

Sữa HIUP bị "bay màu" khỏi nhiều kênh phân phối

Sữa HIUP 27 đã bị nhiều nhà phân phối hạ kệ, từ chối bán sản phẩm.

icon-like 433
Trần Uyên

Trần Uyên

2 ngày trước

Tổng biên tập Tiếp thị & Gia đình: Sữa và nỗi sợ

Tôi có con gái. Như bao ông bố bà mẹ khác, tôi từng không tiếc tiền mua sữa ngoại xách tay, sữa nội “công thức vàng”, “sữa tăng chiều cao cấp tốc”…

icon-like 337
Trần Uyên

Trần Uyên

2 ngày trước

Công ty nào đứng sau sữa HIUP quảng cáo tăng chiều cao “3- 5cm chiều cao sau 3-6 tháng”?

Sữa bán cho hàng triệu người tiêu dùng trong thời gian qua do công ty nào đứng sau?

icon-like 343
Trần Uyên

Trần Uyên

2 ngày trước

Cần làm rõ các thành phần chính trong sữa HIUP cho người tiêu dùng yên tâm

Tôi nghi ngờ các thành phần nhập khẩu xịn xò có trong sữa HIUP lắm!

icon-like 471
Trần Uyên

Trần Uyên

2 ngày trước

Sữa Hiup và lời quảng cáo thổi phồng: uống là "tăng 3-5cm sau 3-6 tháng"

"Cam kết tăng chiều cao 3-5cm chỉ sau 3-6 tháng" là nội dung được lặp lại nhiều lần trong các bài quảng cáo về sữa Hiup, tràn ngập trên các nền tảng mạng xã hội

icon-like 160
icon-propose Đề xuất

CÔNG TY CỔ PHẦN GIA ĐÌNH MỚI

Giấy phép thiết lập MXH số 354/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 02/12/2024.

Chịu trách nhiệm: Nguyễn Văn Quyết

Hotline: 0904 380 479

Địa chỉ: Số 18B, ngõ 14, đường Đông Quan, phường Nghĩa Đô, TP. Hà Nội.

Email: [email protected]