9 thành viên - 29 bài viết
8 thành viên - 77 bài viết
9 thành viên - 10 bài viết
6 thành viên - 257 bài viết
6 thành viên - 86 bài viết
7 thành viên - 36 bài viết
5 thành viên - 41 bài viết
4 thành viên - 181 bài viết
Thông tin này được đăng tải trên báo Đời sống pháp luật vào ngày 11/1. Bài viết có tiêu đề: "Người phụ nữ nhận được 726 triệu đồng tiền chuyển khoản nhầm liền chuyển trả lại, 15 ngày sau bỗng nhận được thông báo: “Chị đang nợ tiền của chúng tôi’’. Nội dung cụ thể như sau:
Nhiên
2 tháng trước
Một ngày năm 2023, chị Ngô ở Thâm Quyến, Trung Quốc, bất ngờ nhận được tin nhắn thông báo tài khoản ngân hàng có thêm 210.000 NDT (hơn 726 triệu đồng). Khi đang băn khoăn không biết người chuyển tới là ai thì chị Ngô thấy có số điện thoại lạ gọi đến.
Ở đầu dây bên kia, một người phụ nữ họ Dịch cho biết bà là chủ nhân của số tiền nói trên. Trong lúc chuyển tiền cho đối tác, bà đã vô tình chuyển khoản nhầm vào tài khoản của chị Ngô. Vì cần thanh toán tiền cho đối tác gấp nên chị Dịch hy vọng chị Ngô có thể trả lại tiền ngay cho mình.
Nhận được số tiền lớn, chị Ngô cũng có chút nghi ngờ. Tuy nhiên, khi nghe giọng điệu tha thiết xin lại tiền của đối phương, chị cũng xuôi lòng, đồng ý làm theo chỉ dẫn và chuyển khoản lại tiền cho đối phương.
Ảnh minh họa
Cứ tưởng mọi chuyện đã kết thúc ở đây, thế nhưng nửa tháng sau đó, chị Ngô rất sốc khi liên tục nhận được điện thoại từ một người đàn ông xa lạ. Người này thông báo chị đã vay tiền với lãi suất cao trên website của anh ta và hiện tại đã đến thời hạn phải trả nợ. Số tiền mà chị Ngô vay vừa chính xác là 210.000 NDT và phải hoàn trả cả tiền gốc lẫn lãi sau 15 ngày vay.
Nghe đến đây, chị Ngô vô cùng hoang mang vì trước đó, chị chưa bao giờ tham gia dịch vụ vay tiền online nào. Tự nhiên gánh một khoản nợ khổng lồ, người phụ nữ vội đến đồn cảnh sát gần nhất và trình báo lại toàn bộ sự việc.
Qua điều tra, cảnh sát đã xâu chuỗi các sự việc và phát hiện ra rằng tài khoản từng “chuyển nhầm” tiền cho chị Ngô thực chất là tài khoản của một công ty cho vay trực tuyến. Cảnh sát phán đoán thông tin cá nhân của chị đã bị người khác đánh cắp bằng cách nào đó. Không những vậy, kẻ xấu còn sử dụng thông tin đó để vay tiền những bên cho vay nặng lãi.
Ảnh minh họa
Khi số tiền được chuyển vào tài khoản của người phụ nữ này, chúng sẽ gọi điện và lấy lý do chuyển khoản nhầm rồi xin lại. Vì làm theo yêu cầu của bọn chúng, chị Ngô không chỉ mất tiền oan mà còn trở thành con nợ của bên cho vay nặng lãi.
Cảnh sát cũng cho biết, đối với những giao dịch chuyển khoản hơn 200.000 NDT (hơn 691 triệu đồng), ngân hàng sẽ yêu cầu người gửi phải xác nhận tài khoản người nhận nhiều lần và phải xác thực khuôn mặt khi chuyển tiền. Với quy trình xác thực phức tạp như vậy, người gửi sẽ không dễ mắc sai sót. Do đó, nếu gặp trường hợp như trên, người dân nên cảnh giác và phải báo cảnh sát để có hướng giải quyết hợp lý
Hiện nay, giao dịch chuyển tiền online qua ứng dụng ngân hàng đã trở nên rất phổ biến với người dùng vì sự tiện lợi và nhanh chóng. Tuy nhiên, đây cũng là miếng mồi ngon để những kẻ lừa đảo thực hiện hành vi xấu.
Cảnh sát cho biết có rất nhiều kịch bản được những kẻ lừa đảo sử dụng để “gài” những đối tượng nhẹ dạ cả tin vào bẫy. Nhiều người vốn đã cảnh giác với hình thức vay tiền online nhưng điều họ không ngờ lại là những “món nợ” này đôi khi lại đến từ lòng tốt của chính mình. Do đó, cách tốt nhất để tránh rơi vào bẫy là luôn phải nâng cao nhận thức và đề cao cảnh giác, đồng thời nghiêm túc bảo mật thông tin cá nhân để tránh bị kẻ xấu lợi dụng.
Trong trường hợp bị lừa đảo, bạn nên nhớ bình tĩnh và giữ lại đầy đủ bằng chứng điện tử (chẳng hạn như bản ghi trò chuyện, tin nhắn văn bản, số tài khoản ngân hàng, ….) và báo ngay cho cảnh sát để được hướng dẫn xử lý.
Trong thời đại số hóa, giao dịch ngân hàng trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, nhận được tiền từ một số tài khoản lạ có thể khiến nhiều người bối rối, đặc biệt khi không rõ mục đích hoặc người gửi. Dưới đây là những việc bạn nên làm để xử lý tình huống này một cách an toàn và hợp pháp.
1. Không Sử Dụng Số Tiền Đó
Dù số tiền được gửi vào tài khoản là bao nhiêu, bạn tuyệt đối không nên rút ra hoặc sử dụng. Số tiền này có thể là do lỗi chuyển nhầm từ người khác hoặc có liên quan đến các giao dịch bất hợp pháp. Việc sử dụng tiền không phải của mình có thể khiến bạn gặp rắc rối pháp lý.
2. Kiểm Tra Thông Tin Giao Dịch
Hãy kiểm tra kỹ lịch sử giao dịch trên ứng dụng ngân hàng để xác định nguồn gốc số tiền, bao gồm tên người gửi, số tài khoản và nội dung chuyển khoản. Điều này có thể giúp bạn biết được mục đích chuyển tiền hoặc liên hệ với người gửi để làm rõ.
3. Thông Báo với Ngân Hàng
Nếu không thể xác định người gửi hoặc cảm thấy giao dịch bất thường, hãy thông báo ngay cho ngân hàng. Cung cấp đầy đủ thông tin về giao dịch để ngân hàng hỗ trợ xử lý. Ngân hàng sẽ đóng vai trò trung gian để liên lạc với người gửi hoặc giải quyết các vấn đề liên quan.
4. Cảnh Giác
Hãy thận trọng với các cuộc gọi hoặc tin nhắn yêu cầu hoàn trả số tiền bằng cách chuyển vào một tài khoản khác. Đây có thể là chiêu trò lừa đảo. Chỉ làm việc trực tiếp với ngân hàng để đảm bảo an toàn.
Khi nhận tiền từ số tài khoản lạ, sự tỉnh táo và cẩn trọng là yếu tố then chốt để tránh các rắc rối không đáng có.
Trần Uyên
một ngày trước
Hoá ra, sữa HIUP từng bị Cảnh sát Điều tra Trung ương (CIB) phối hợp với FDA Thái Lan bắt giữ một lần nữa cùng với nhiều sản phẩm khác của Việt Nam.
vũ hoà
2 ngày trước
Dưới đây là thông tin cập nhật về giá vàng tại Việt Nam vào ngày 17/4/2025, dựa trên các nguồn dữ liệu từ web và bài đăng trên X. Lưu ý rằng giá vàng có thể thay đổi theo thời gian thực, và bạn nên kiểm tra trực tiếp từ các nguồn uy tín như SJC, PNJ, DOJI, hoặc các tiệm vàng lớn để có thông tin chính xác nhất.
Ngọc Ly
2 ngày trước
Dưới đây là thông tin cập nhật về giá vàng và lãi suất mới nhất tính đến ngày 17/4/2025, dựa trên các nguồn dữ liệu từ web và các bài đăng trên X. Lưu ý rằng dữ liệu có thể thay đổi theo thời gian thực, và bạn nên kiểm tra trực tiếp từ các nguồn uy tín như ngân hàng, sàn giao dịch hoặc trang web chuyên về vàng để có thông tin chính xác nhất.
vũ hoà
2 ngày trước
Chính sách tiền tệ, do các ngân hàng trung ương như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hoặc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực thi, có ảnh hưởng đáng kể đến giá vàng và quyết định đầu tư. Dưới đây là giải thích chi tiết về cách chính sách tiền tệ tác động và những yếu tố nhà đầu tư cần xem xét:
Trần Uyên
2 ngày trước
Làm bố mẹ mới hiểu nỗi lo lắng cho con khi sử dụng sản phẩm không như quảng cáo. Công ty TNHH Kinh doanh và Công nghệ Alama Việt Nam từng bị xử phạt vì quảng cáo sữa HIUP sai sự thật khiến nhiều nhiều cha mẹ lo lắng.
Cao Nhân
2 ngày trước
Mối quan hệ giữa lãi suất ngân hàng và giá vàng thường có tính chất nghịch biến, nghĩa là khi lãi suất tăng, giá vàng có xu hướng giảm và ngược lại. Tuy nhiên, mối quan hệ này không tuyệt đối và còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố kinh tế khác. Dưới đây là phân tích chi tiết:
Trần Uyên
2 ngày trước
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm và PGS.TS Trần Đình Toán, cũng đã lên tiếng phản đối việc sử dụng hình ảnh của họ trong các quảng cáo sai sự thật, khẳng định không có cơ sở khoa học nào cho các cam kết này.
Trần Uyên
2 ngày trước
Tiến sĩ Nguyễn Hồng Vũ, chuyên gia Sinh học phân tử trong Y học (hiện công tác tại Mỹ), khẳng định các tuyên bố kể trên là vô lý nếu nhìn từ góc độ khoa học.
Trần Uyên
2 ngày trước
Trên Fanpage của mình: Sữa HIUP là một trong các thương hiệu sữa bột nhập lậu từ Việt Nam, không có chứng nhận FDA Thái Lan, quảng cáo sai sự thật về công dụng.
Trần Uyên
2 ngày trước
Sữa HIUP 27 đã bị nhiều nhà phân phối hạ kệ, từ chối bán sản phẩm.
Trần Uyên
2 ngày trước
Tôi có con gái. Như bao ông bố bà mẹ khác, tôi từng không tiếc tiền mua sữa ngoại xách tay, sữa nội “công thức vàng”, “sữa tăng chiều cao cấp tốc”…
Trần Uyên
2 ngày trước
Sữa bán cho hàng triệu người tiêu dùng trong thời gian qua do công ty nào đứng sau?
Trần Uyên
2 ngày trước
Tôi nghi ngờ các thành phần nhập khẩu xịn xò có trong sữa HIUP lắm!
Trần Uyên
2 ngày trước
"Cam kết tăng chiều cao 3-5cm chỉ sau 3-6 tháng" là nội dung được lặp lại nhiều lần trong các bài quảng cáo về sữa Hiup, tràn ngập trên các nền tảng mạng xã hội
Quản lý chi tiêu cá nhân giúp duy trì cuộc sống khoa học hơn. Cùng khám phá top 5 ứng dụng quản lý chi tiêu tốt nhất hiện nay để chọn lựa công cụ phù hợp cho mình nhé.
Giờ làm việc của Vietcombank năm 2025 được áp dụng từ thứ Hai đến thứ Bảy, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng thực hiện các giao dịch tài chính. Cùng khám phá những mẹo hữu ích giúp bạn tiết kiệm thời gian, giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa hiệu quả trong mọi giao dịch!
Sang năm 2025, những trường hợp dưới đây sẽ được miễn thuế, phí thu nhập cá nhân khi sang tên Sổ đỏ theo Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 92/2015/TT-BTC)
Quản lý chi tiêu cá nhân luôn là một bài toán khó, nhưng nó không hề phức tạp nếu bạn biết cách xây dựng một kế hoạch chi tiêu rõ ràng. Vậy làm thế nào để vừa chi tiêu hiệu quả, vừa tiết kiệm tối ưu? Hãy tham khảo ngay 3 bước lên kế hoạch chi tiêu cá nhân dưới đây để cải thiện tình hình tài chính của bạn.
Cập nhật giờ làm việc mới nhất của BIDV năm 2025 để bạn dễ dàng sắp xếp thời gian giao dịch hiệu quả, tránh lãng phí thời gian chờ đợi. Bài viết cung cấp thông tin chi tiết về thời gian mở cửa của các chi nhánh BIDV trên toàn quốc, cùng những lưu ý quan trọng giúp bạn thực hiện các giao dịch tài chính nhanh chóng, an toàn và thuận lợi. Đừng bỏ qua những thông tin thiết thực này để trải nghiệm dịch vụ tốt nhất từ BIDV!
CÔNG TY CỔ PHẦN GIA ĐÌNH MỚI
Giấy phép thiết lập MXH số 354/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 02/12/2024.
Chịu trách nhiệm: Nguyễn Văn Quyết
Hotline: 0904 380 479
Địa chỉ: Số 18B, ngõ 14, đường Đông Quan, phường Nghĩa Đô, TP. Hà Nội.
Email: [email protected]