9 thành viên - 22 bài viết
8 thành viên - 67 bài viết
9 thành viên - 10 bài viết
6 thành viên - 255 bài viết
6 thành viên - 85 bài viết
7 thành viên - 36 bài viết
5 thành viên - 41 bài viết
4 thành viên - 181 bài viết
Kết thúc quý I/2025, mặt bằng lãi suất cho vay bằng đồng VND ghi nhận giảm nhẹ từ 0,08 - 0,1 điểm phần trăm (đpt). Dự báo, mặt bằng lãi suất cho vay bằng đồng VND bình quân toàn hệ thống tiếp tục giảm nhẹ từ 0,03 - 0,08 đpt trong quý II/2025 và cả năm 2025.
Cao Nhân
7 ngày trước
Ảnh minh họa
Đây là một trong những kết quả của Cuộc Điều tra xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng (TCTD) quý II/2025 vừa được Vụ Dự báo, Thống kê - Ổn định tiền tệ, tài chính (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) công bố.
Theo ước tính của các TCTD, trong quý I/2025 mặt bằng lãi suất huy động vốn bằng VND bình quân các kỳ hạn giảm nhẹ từ 0,03-0,05 đpt, đồng thời mặt bằng lãi suất cho vay bằng VND cũng ghi nhận giảm nhẹ từ 0,08-0,1 đpt so với quý trước. Kết quả này trái ngược với dự kiến tăng nhẹ 0,14 đpt lãi suất huy động và 0,04 đpt lãi suất cho vay tại kỳ điều tra trước.
Dự báo cho quý II/2025 và cả năm 2025, các TCTD dự báo mặt bằng lãi suất huy động vốn bằng VND bình quân toàn hệ thống duy trì ổn định trong quý II/2025 và chỉ tăng rất nhẹ 0,02 đpt đối với các kỳ hạn trên 6 tháng và tăng nhẹ 0,17 đpt với các kỳ hạn từ 6 tháng trở xuống trong cả năm 2025; còn với lãi suất cho vay, các TCTD dự báo mặt bằng lãi suất cho vay bằng VND bình quân toàn hệ thống tiếp tục giảm nhẹ 0,03-0,08 đpt trong quý II/2025 và cả năm 2025.
Qua điều tra, các TCTD kỳ vọng huy động vốn toàn hệ thống tăng bình quân 4,19% và dư nợ tín dụng tăng bình quân 4,39% trong quý II/2025. Huy động vốn toàn hệ thống được kỳ vọng tăng 13,10% trong năm 2025, thấp hơn 3,3 đpt so với kỳ vọng về tăng trưởng dư nợ tín dụng 16,4% trong năm 2025. Huy động vốn và tín dụng ngắn hạn được dự báo tăng trưởng cao hơn các kỳ hạn dài. Vụ Dự báo, Thống kê - Ổn định tiền tệ, tài chính cho biết, kết quả điều tra kỳ này đánh dấu mức độ bình quân kỳ vọng (BQKV) cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây của các TCTD đối với tốc độ tăng trưởng huy động vốn theo năm (kể từ các cuộc điều tra năm 2020 đến nay).
Đối với nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng (gồm nhu cầu gửi tiền, sử dụng dịch vụ thanh toán, thẻ và vay vốn) của khách hàng, tiếp tục cho thấy sự “cải thiện” trong quý I/2025 nhưng mức cải thiện thấp hơn so với quý trước và kỳ vọng tại kỳ điều tra trước. Trong đó, nhu cầu vay vốn, sử dụng dịch vụ thanh toán và thẻ được nhận định “cải thiện” ở mức thấp hơn quý trước và thấp hơn nhu cầu gửi tiền trong cùng kỳ.
Trong quý II/2025 và cả năm 2025, các TCTD kỳ vọng nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng sẽ tiếp tục “cải thiện” hơn so với quý I/2025 và năm trước, trong đó nhu cầu vay vốn tiếp tục được kỳ vọng “cải thiện” nhiều hơn nhu cầu gửi tiền và thanh toán.
Các TCTD cho biết tiếp tục điều chỉnh giảm giá bình quân các sản phẩm, dịch vụ trong quý I/2025 và dự kiến duy trì xu hướng này trong quý II/2025, trong đó, các TCTD dự kiến điều chỉnh giảm lãi suất biên nhiều hơn so với phí dịch vụ.
Về thanh khoản. Theo nhận định của các TCTD, thanh khoản của toàn hệ thống ngân hàng trong quý I/2025 tiếp tục duy trì trạng thái “tốt”, đạt mức cải thiện cao hơn so với quý trước và so với kỳ vọng. Các TCTD dự báo tình hình thanh khoản sẽ tiếp tục cải thiện trong quý II/2025 và cả năm 2025 so với năm 2024, tuy nhiên kỳ vọng về mức độ cải thiện đã thu hẹp nhẹ so với kỳ điều tra trước và so với mức độ cải thiện đánh giá cho năm 2024.
Mặt bằng rủi ro (MBRR) tổng thể của các nhóm khách hàng trong quý I/2025 được các TCTD nhận định tiếp tục tăng nhẹ so với quý trước, tăng cao hơn so với kỳ vọng ở kỳ điều tra trước và được dự báo tiếp tục tăng nhẹ trong quý II/2025. Ở thời điểm hiện tại, 26,3% TCTD nhận định rủi ro tổng thể của khách hàng ở mức “cao” (24,5%) và “khá cao” (1,8%).
Trái với kỳ vọng về xu hướng giảm MBRR trong năm 2025 ghi nhận tại kỳ điều tra trước, tại kỳ điều tra này, các TCTD dự báo MBRR tổng thể của các nhóm khách hàng vẫn tiếp tục xu hướng “tăng nhẹ" trong năm 2025, tuy nhiên, tốc độ tăng chậm lại hơn nhiều so với năm 2024. Dự báo cho năm 2026, các TCTD kỳ vọng MBRR sẽ giảm dần.
Đúng như kỳ vọng ghi nhận ở kỳ điều tra trước, các TCTD nhận định tỷ lệ nợ xấu tiếp tục xu hướng giảm trong quý I/2025 và kỳ vọng giảm mạnh hơn trong quý II/2025, trái ngược với nhận định “tăng” của cùng kỳ năm trước. Tại kỳ điều tra này, các TCTD đã điều chỉnh giảm dự báo về tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng tính đến cuối năm 2025 so với kết quả ghi nhận tại cuộc điều tra kỳ trước.
Theo kết quả điều tra, 74-76% TCTD nhận định tình hình kinh doanh tổng thể và lợi nhuận trước thuế của đơn vị trong quý I/2025 có sự cải thiện so với quý IV/2024 và dự kiến tiếp tục xu hướng cải thiện trong quý II/2025 mặc dù mức cải thiện thấp hơn nhiều so với kỳ vọng của TCTD ghi nhận tại kỳ điều tra trước. Tuy nhiên, tỷ lệ TCTD nhận định tình hình kinh doanh suy giảm so với quý trước đã tăng từ 8,8% trong quý IV/2024 lên 14,8% trong quý I/2025, cao hơn nhiều so với kỳ vọng.
71%-78% TCTD đánh giá và dự kiến các nhân tố nội tại tiếp tục cải thiện hơn trong quý I/2025 và cả năm 2025. Tương tự như kết quả điều tra kỳ trước, nhân tố “Chính sách lãi suất, tín dụng, tỷ giá của đơn vị” tiếp tục được đa số các TCTD đánh giá là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tích cực tới tình hình kinh doanh của đơn vị trong quý 1/2025. Dự kiến cho cả năm 2025, nhân tố “Chính sách và dịch vụ chăm sóc khách hàng của đơn vị” được đánh giá là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tích cực tới tình hình kinh doanh.
Chỉ có 3,6% TCTD lo ngại tổng thể các nhân tố nội tại làm "suy giảm” tình hình kinh doanh của đơn vị trong năm 2025, chủ yếu là do “Nguồn lực của đơn vị”, “Năng lực tài chính của đơn vị”, “Trang thiết bị, công nghệ".
62,8% TCTD đánh giá tổng thể các nhân tố khách quan có tác động tích cực giúp “cải thiện” tình hình kinh doanh của đơn vị mình trong quý I/2025 so với quý trước và tỷ lệ này là 71,7% kỳ vọng cho tổng thể năm 2025. Tại kỳ điều tra này “Cầu của nền kinh tế đối với sản phẩm dịch vụ của đơn vị” là nhân tố được các TCTD đánh giá là quan trọng nhất ảnh hưởng tích cực đến tình hình kinh doanh của TCTD trong quý I/2025, tiếp theo là nhân tố “Chính sách tín dụng, lãi suất và tỷ giá của NHNN” (đứng thứ nhất ở kỳ điều tra trước).
Dự kiến cho năm 2025, các TCTD dự báo “Điều kiện kinh doanh và tài chính của khách hàng" là nhân tố khách quan quan trọng nhất ảnh hưởng tích cực đến tình hình kinh doanh của TCTD, tiếp theo mới đến “Cầu của nền kinh tế đối với sản phẩm dịch vụ của đơn vị” và “Chính sách tín dụng, lãi suất và tỷ giá của NHNN". Bên cạnh đó, vẫn có 6,96%-14,8% TCTD lo ngại các nhân tố này ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình kinh doanh của TCTD trong quý I/2025, tuy nhiên, dự kiến cho năm 2025, tỷ lệ này giảm nhẹ xuống còn 5,2%-12,2%. Nhân tố “Sự cạnh tranh từ các TCTD khác” tiếp tục được nhiều TCTD lựa chọn nhất (26,69%-25,2%) tác động tiêu cực tới tình hình kinh doanh trong quý I/2025 và dự kiến cho năm 2025.
Về tình hình lao động trong ngành tài chính ngân hàng, các TCTD cho biết có sự “cải thiện” so với quý trước, tương đương mức độ “cải thiện” ở quý IV/2024 nhưng chưa đạt được như kỳ vọng ghi nhận tại kỳ điều tra trước. Trong quý I/2025, 32,5% TCTD cho biết, đã tuyển dụng thêm lao động và 21,1% TCTD cho biết đã cắt giảm lao động.
Tại thời điểm cuối quý I/2025, 78,9% TCTD đánh giá số lượng lao động hiện có tại đơn vị đáp ứng đủ nhu cầu công việc; 20,2% TCTD nhận định đang thiếu lao động và 0,9% TCTD cho biết đang thừa lao động. "Dự kiến trong Quý II/2025 cũng như cả năm 2025, tình hình lao động việc làm được kỳ vọng tiếp tục khả quan, với 42-54% TCTD dự kiến tuyển dụng thêm lao động và 13-16% TCTD dự kiến cắt giảm lao động", kết quả điều tra cho biết.
Từ khóa:
Nhiên
5 ngày trước
Để đánh giá chiến lược đầu tư vàng phù hợp với mục tiêu tài chính cá nhân, cần xem xét một số yếu tố quan trọng như mục tiêu tài chính, khẩu vị rủi ro, thời gian đầu tư, và tình hình tài chính hiện tại. Dưới đây là một phân tích chi tiết và các bước để xây dựng chiến lược đầu tư vàng hiệu quả:
Nguyễn Trang
5 ngày trước
Xu hướng đầu tư vàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mục tiêu tài chính, tình hình kinh tế toàn cầu, và khẩu vị rủi ro của từng nhà đầu tư. Tôi sẽ phân tích cả hai chiến lược dài hạn và ngắn hạn để bạn có cái nhìn tổng quan:
vũ hoà
5 ngày trước
FiinRatings vừa ra thông báo nâng triển vọng xếp hạng tín nhiệm của F88 – công ty chuyên cung cấp dịch vụ cho vay thay thế ngoài các tổ chức tín dụng - từ "Ổn định" lên "Thuận lợi", nhờ sự cải thiện mạnh mẽ về chất lượng tài sản và vị thế dẫn đầu liên tục được củng cố trên thị trường. Đây là công ty xếp hạng tín nhiệm được thành lập tại Việt Nam. Tháng Hai vừa qua, tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập hàng đầu thế giới – S&P Global Ratings đã thông báo mua lại 43,6% cổ phần của FiinRatings.
vũ hoà
6 ngày trước
Không phải tiệm lớn sang trọng, chỉ một chiếc xe đẩy nhỏ - nhưng nhờ F88, chị Thư đã có tất cả: công việc yêu thích, thu nhập ổn định và sự ủng hộ từ gia đình.
vũ hoà
6 ngày trước
Bạn cần tiền gấp: F88 cho vay** đa dạng hạn mức, lãi suất ưu đãi từ 1,6%, không giữ tài sản
Cao Nhân
7 ngày trước
Kết thúc quý I/2025, mặt bằng lãi suất cho vay bằng đồng VND ghi nhận giảm nhẹ từ 0,08 - 0,1 điểm phần trăm (đpt). Dự báo, mặt bằng lãi suất cho vay bằng đồng VND bình quân toàn hệ thống tiếp tục giảm nhẹ từ 0,03 - 0,08 đpt trong quý II/2025 và cả năm 2025.
Ngọc Ly
7 ngày trước
Giá vàng tại Việt Nam thường cao hơn giá vàng thế giới do một số yếu tố đặc thù liên quan đến thị trường nội địa, chính sách quản lý và hành vi đầu tư của người dân. Dưới đây là phân tích chi tiết về lý do và ảnh hưởng của hiện tượng này đến việc đầu tư:
Nguyễn Trang
7 ngày trước
Giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế khác nhau chủ yếu do các yếu tố như cung cầu thị trường, chính sách quản lý, chi phí vận chuyển, thuế phí, và tâm lý đầu tư của người dân tại từng quốc gia. Dưới đây là những điểm khác biệt chính.
Cao Nhân
11 ngày trước
Sắc lệnh áp thuế đối ứng đối với hàng nhập khẩu của Mỹ đã được ký và ban hành, trong đó, Việt Nam bị áp mức thuế gần cao nhất, lên tới 46%. Giới chuyên gia, đại diện doanh nghiệp cho rằng, thực tế này đã vượt cao hơn mọi dự đoán trước đó và có tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung trong ngắn hạn, nhưng cũng là cơ hội để Việt Nam tạo ra thay đổi tích cực trong dài hạn.
Cao Nhân
11 ngày trước
Nếu Mỹ áp mức thuế cao đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, các ngành FDI định hướng xuất khẩu như máy tính, điện thoại di động, sản phẩm điện tử, máy móc và dụng cụ sẽ là những ngành dễ bị tổn thương nhất.
Ngọc Ly
11 ngày trước
Việc bảo quản vàng tại nhà hay gửi ngân hàng đều có những ưu và nhược điểm riêng, tùy thuộc vào nhu cầu, mức độ an toàn mong muốn và sự tiện lợi mà bạn ưu tiên. Dưới đây là so sánh chi tiết giữa hai phương pháp này:
Nguyễn Trang
12 ngày trước
Dưới đây là phân tích dữ liệu cụ thể về giá vàng và lạm phát ở Việt Nam gần đây, dựa trên thông tin có sẵn và xu hướng thị trường tính đến ngày 03/04/2025.
Nguyễn Trang
12 ngày trước
Vàng từ lâu đã được xem là một "nơi trú ẩn an toàn" trong tâm lý của nhiều người Việt, đặc biệt trong bối cảnh lạm phát hoặc bất ổn kinh tế. Việc tích trữ vàng để bảo vệ tài sản là một thói quen phổ biến, bắt nguồn từ lịch sử kinh tế đầy biến động của Việt Nam, khi tiền tệ mất giá hoặc các cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra. Vậy, vàng có thực sự là "lá chắn" hiệu quả trước lạm phát không, và tại sao người Việt lại ưa chuộng nó?
Nguyễn Trang
12 ngày trước
Câu chuyện về vàng ở Việt Nam, từ các tiệm vàng hợp pháp đến thị trường chợ đen, là một hành trình phản ánh sự giao thoa giữa truyền thống, kinh tế và những biến động xã hội. Vàng từ lâu đã không chỉ là một loại tài sản mà còn mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc, là biểu tượng của sự thịnh vượng, an toàn tài chính và thậm chí là niềm tin trong những thời kỳ bất ổn.
Quản lý chi tiêu cá nhân giúp duy trì cuộc sống khoa học hơn. Cùng khám phá top 5 ứng dụng quản lý chi tiêu tốt nhất hiện nay để chọn lựa công cụ phù hợp cho mình nhé.
Giờ làm việc của Vietcombank năm 2025 được áp dụng từ thứ Hai đến thứ Bảy, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng thực hiện các giao dịch tài chính. Cùng khám phá những mẹo hữu ích giúp bạn tiết kiệm thời gian, giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa hiệu quả trong mọi giao dịch!
Sang năm 2025, những trường hợp dưới đây sẽ được miễn thuế, phí thu nhập cá nhân khi sang tên Sổ đỏ theo Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 92/2015/TT-BTC)
Quản lý chi tiêu cá nhân luôn là một bài toán khó, nhưng nó không hề phức tạp nếu bạn biết cách xây dựng một kế hoạch chi tiêu rõ ràng. Vậy làm thế nào để vừa chi tiêu hiệu quả, vừa tiết kiệm tối ưu? Hãy tham khảo ngay 3 bước lên kế hoạch chi tiêu cá nhân dưới đây để cải thiện tình hình tài chính của bạn.
Cập nhật giờ làm việc mới nhất của BIDV năm 2025 để bạn dễ dàng sắp xếp thời gian giao dịch hiệu quả, tránh lãng phí thời gian chờ đợi. Bài viết cung cấp thông tin chi tiết về thời gian mở cửa của các chi nhánh BIDV trên toàn quốc, cùng những lưu ý quan trọng giúp bạn thực hiện các giao dịch tài chính nhanh chóng, an toàn và thuận lợi. Đừng bỏ qua những thông tin thiết thực này để trải nghiệm dịch vụ tốt nhất từ BIDV!
CÔNG TY CỔ PHẦN GIA ĐÌNH MỚI
Giấy phép thiết lập MXH số 354/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 02/12/2024.
Chịu trách nhiệm: Nguyễn Văn Quyết
Hotline: 0904 380 479
Địa chỉ: Số 18B, ngõ 14, đường Đông Quan, phường Nghĩa Đô, TP. Hà Nội.
Email: [email protected]