9 thành viên - 29 bài viết
8 thành viên - 77 bài viết
9 thành viên - 10 bài viết
6 thành viên - 257 bài viết
6 thành viên - 86 bài viết
7 thành viên - 36 bài viết
5 thành viên - 41 bài viết
4 thành viên - 181 bài viết
Thông báo về sữa HIUP vội, ẩu và thiếu trách nhiệm, không thể hiện được thái độ thiện chí, tinh thần trách nhiệm của người làm thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm dinh dưỡng cho trẻ em.
Trần Uyên
3 ngày trước
Đây là bài viết trên Facebook Trần Trọng An, rất đáng tham khảo về cách mà doanh nghiệp xử lý khủng hoảng truyền thông. Có nhiều thông tin cho mọi người để có những góc nhìn độc lập, khách quan:
Mình đã đọc bản thông báo của sữa Hiup. Đây là tài liệu công khai, được đăng tải trên fanpage của họ, mình đang rảnh, nên phân tích thông cáo này ở khía cạnh truyền thông và lỗi về logic nhé.
Đầu tiên, phải khẳng định, việc thừa nhận “chưa chuẩn hóa” trong nội dung truyền thông, dù không trực tiếp nhưng đã là một lời thú nhận: Chiến dịch quảng cáo ấy có vấn đề.
Giờ thì đến khúc phân tích các vấn đề có trong bản thông báo:
I. CÁC LỖI NGỤY BIỆN TRONG THÔNG BÁO
1. Ngụy biện "chuyển hướng" (Red Herring)
Sản phẩm Hiup đã được kiểm nghiệm an toàn, có giấy phép công bố sản phẩm từ cơ quan nhà nước…
→ Vấn đề ở đây không phải là giấy tờ hành chính, mà là nội dung truyền thông sai lệch (“tăng chiều cao thần tốc”, “vượt trội chỉ sau vài tháng”) đã từng lan truyền.
Việc viện dẫn giấy phép lưu hành để đánh lạc hướng khỏi lỗi sai truyền thông là một ngụy biện rõ rệt.
2. Ngụy biện "đánh vào cảm xúc" (Appeal to Emotion) và đánh lạc hướng
Gửi lời xin lỗi chân thành tới .... vì những bất an, lo lắng phát sinh liên quan đến thông tin truyền thông trong thời gian gần đây.
→ Lo lắng, bất an (nếu có) là về chất lượng, quảng cáo lố, láo chứ không phải là "liên quan đến thông tin truyền thông".
3. Ngụy biện "nêu người có thẩm quyền" (Appeal to Authority)
“...một số thành phần có vai trò quan trọng theo tài liệu của PGS.TS Trần Đáng…”
→ Đây là cách gắn tên chuyên gia để tạo sự tin tưởng, dù không rõ PGS.TS Trần Đáng có trực tiếp đánh giá sản phẩm HIUP hay không. Nếu không có nghiên cứu độc lập về hiệu quả sản phẩm, trích dẫn này không có giá trị khoa học xác thực.
4. Ngụy biện tấn công động cơ (Ad hominem circumstantial)
“ALAMA nhận thấy một số cá nhân và tổ chức đã lợi dụng sự việc… nhằm xuyên tạc, lồng ghép sai lệch…”
→ Văn bản không phản bác cụ thể nội dung được cho là sai mà quy kết động cơ của người đưa tin là “lợi dụng” hoặc có mục đích xấu. Điều này khiến người đọc nghi ngờ tư cách người phát ngôn, thay vì xem xét sự đúng sai của nội dung.
II. NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁC
1. Thiếu nhận trách nhiệm cụ thể
“Chúng tôi đã rà soát và gỡ bỏ…”
-> Cần có thừa nhận rõ ràng lỗi nội dung truyền thông cụ thể nào, ai phê duyệt, cơ chế xử lý nội bộ.
2. Giải trình mơ hồ
“Sản phẩm an toàn vì đạt chuẩn ISO, có giấy phép…”
-> Cần tách biệt giữa quy trình sản xuất và hiệu quả được quảng bá, cần công bố rõ bằng chứng thực nghiệm, nếu có.
3. Né tránh (nếu không muốn nói là lươn lẹo)
“Nội dung chưa chuẩn hóa”
-> Thay bằng từ đúng bản chất hơn: Một số nội dung quảng cáo gây hiểu nhầm hoặc chưa được chứng minh, hoặc quảng cáo sai quy định của pháp luật.
4. Không có phương án khắc phục cụ thể
“Chúng tôi cam kết truyền thông minh bạch trong tương lai…” -> Cần đưa ra cam kết rõ về quy trình kiểm duyệt nội dung truyền thông, có bên thứ ba giám sát, các kênh giải quyết khiếu nại...
III. THẾ NÀO LÀ MỘT THÔNG BÁO RÕ RÀNG, MẠCH LẠC, CHÂN THÀNH?
- Thừa nhận lỗi một cách cụ thể, không né tránh.
- Giải thích rõ vấn đề: lỗi gì, hệ thống nào sai, ảnh hưởng gì đến người tiêu dùng.
- Đưa ra hành động khắc phục: thu hồi, xin lỗi, bồi thường, kiểm định lại, đào tạo nhân sự…
- Cam kết dài hạn kèm minh bạch quy trình giám sát sau khủng hoảng.
ĐÁNH GIÁ CHỦ QUAN CỦA MÌNH
- Thông báo vội, ẩu và thiếu trách nhiệm, không thể hiện được thái độ thiện chí, tinh thần trách nhiệm của người làm thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm dinh dưỡng cho trẻ em.
- Thiên về biện hộ, thiếu thẳng thắn.
- Khi chưa chỉ rõ cá nhân cụ thể, không nên đưa ngôn từ có hàm ý đánh đồng, đe dọa những người đang nói về sản phẩm của mình.
Trần Uyên
2 ngày trước
Mấy hôm nay vụ sữa HIUP lại rộn ràng, nhiều người ngỡ ngàng khi biết quảng cáo tăng chiều cao thần tốc là lời nói dối.
Trần Uyên
2 ngày trước
Đọc các bài báo về HIUP mới thấy sữa này từng bị xử phạt vì quảng cáo thổi phồng.
Trần Uyên
2 ngày trước
"Cam kết tăng chiều cao 3-5cm chỉ sau 3-6 tháng" là nội dung được lặp lại nhiều lần trong các bài quảng cáo về sữa Hiup, tràn ngập trên các nền tảng mạng xã hội
Trần Uyên
2 ngày trước
Tôi nghi ngờ các thành phần nhập khẩu xịn xò có trong sữa HIUP lắm!
Trần Uyên
2 ngày trước
Sữa bán cho hàng triệu người tiêu dùng trong thời gian qua do công ty nào đứng sau?
Trần Uyên
2 ngày trước
Sữa HIUP 27 đã bị nhiều nhà phân phối hạ kệ, từ chối bán sản phẩm.
Trần Uyên
2 ngày trước
Trên Fanpage của mình: Sữa HIUP là một trong các thương hiệu sữa bột nhập lậu từ Việt Nam, không có chứng nhận FDA Thái Lan, quảng cáo sai sự thật về công dụng.
Trần Uyên
2 ngày trước
Tiến sĩ Nguyễn Hồng Vũ, chuyên gia Sinh học phân tử trong Y học (hiện công tác tại Mỹ), khẳng định các tuyên bố kể trên là vô lý nếu nhìn từ góc độ khoa học.
Trần Uyên
2 ngày trước
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm và PGS.TS Trần Đình Toán, cũng đã lên tiếng phản đối việc sử dụng hình ảnh của họ trong các quảng cáo sai sự thật, khẳng định không có cơ sở khoa học nào cho các cam kết này.
Trần Uyên
một ngày trước
Hoá ra, sữa HIUP từng bị Cảnh sát Điều tra Trung ương (CIB) phối hợp với FDA Thái Lan bắt giữ một lần nữa cùng với nhiều sản phẩm khác của Việt Nam.
vũ hoà
một ngày trước
Dưới đây là thông tin cập nhật về giá vàng tại Việt Nam vào ngày 17/4/2025, dựa trên các nguồn dữ liệu từ web và bài đăng trên X. Lưu ý rằng giá vàng có thể thay đổi theo thời gian thực, và bạn nên kiểm tra trực tiếp từ các nguồn uy tín như SJC, PNJ, DOJI, hoặc các tiệm vàng lớn để có thông tin chính xác nhất.
Ngọc Ly
một ngày trước
Dưới đây là thông tin cập nhật về giá vàng và lãi suất mới nhất tính đến ngày 17/4/2025, dựa trên các nguồn dữ liệu từ web và các bài đăng trên X. Lưu ý rằng dữ liệu có thể thay đổi theo thời gian thực, và bạn nên kiểm tra trực tiếp từ các nguồn uy tín như ngân hàng, sàn giao dịch hoặc trang web chuyên về vàng để có thông tin chính xác nhất.
vũ hoà
một ngày trước
Chính sách tiền tệ, do các ngân hàng trung ương như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hoặc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực thi, có ảnh hưởng đáng kể đến giá vàng và quyết định đầu tư. Dưới đây là giải thích chi tiết về cách chính sách tiền tệ tác động và những yếu tố nhà đầu tư cần xem xét:
Trần Uyên
một ngày trước
Làm bố mẹ mới hiểu nỗi lo lắng cho con khi sử dụng sản phẩm không như quảng cáo. Công ty TNHH Kinh doanh và Công nghệ Alama Việt Nam từng bị xử phạt vì quảng cáo sữa HIUP sai sự thật khiến nhiều nhiều cha mẹ lo lắng.
Cao Nhân
một ngày trước
Mối quan hệ giữa lãi suất ngân hàng và giá vàng thường có tính chất nghịch biến, nghĩa là khi lãi suất tăng, giá vàng có xu hướng giảm và ngược lại. Tuy nhiên, mối quan hệ này không tuyệt đối và còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố kinh tế khác. Dưới đây là phân tích chi tiết:
Trần Uyên
2 ngày trước
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm và PGS.TS Trần Đình Toán, cũng đã lên tiếng phản đối việc sử dụng hình ảnh của họ trong các quảng cáo sai sự thật, khẳng định không có cơ sở khoa học nào cho các cam kết này.
Trần Uyên
2 ngày trước
Tiến sĩ Nguyễn Hồng Vũ, chuyên gia Sinh học phân tử trong Y học (hiện công tác tại Mỹ), khẳng định các tuyên bố kể trên là vô lý nếu nhìn từ góc độ khoa học.
Trần Uyên
2 ngày trước
Trên Fanpage của mình: Sữa HIUP là một trong các thương hiệu sữa bột nhập lậu từ Việt Nam, không có chứng nhận FDA Thái Lan, quảng cáo sai sự thật về công dụng.
Trần Uyên
2 ngày trước
Sữa HIUP 27 đã bị nhiều nhà phân phối hạ kệ, từ chối bán sản phẩm.
Trần Uyên
2 ngày trước
Tôi có con gái. Như bao ông bố bà mẹ khác, tôi từng không tiếc tiền mua sữa ngoại xách tay, sữa nội “công thức vàng”, “sữa tăng chiều cao cấp tốc”…
Trần Uyên
2 ngày trước
Sữa bán cho hàng triệu người tiêu dùng trong thời gian qua do công ty nào đứng sau?
Trần Uyên
2 ngày trước
Tôi nghi ngờ các thành phần nhập khẩu xịn xò có trong sữa HIUP lắm!
Trần Uyên
2 ngày trước
"Cam kết tăng chiều cao 3-5cm chỉ sau 3-6 tháng" là nội dung được lặp lại nhiều lần trong các bài quảng cáo về sữa Hiup, tràn ngập trên các nền tảng mạng xã hội
Quản lý chi tiêu cá nhân giúp duy trì cuộc sống khoa học hơn. Cùng khám phá top 5 ứng dụng quản lý chi tiêu tốt nhất hiện nay để chọn lựa công cụ phù hợp cho mình nhé.
Giờ làm việc của Vietcombank năm 2025 được áp dụng từ thứ Hai đến thứ Bảy, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng thực hiện các giao dịch tài chính. Cùng khám phá những mẹo hữu ích giúp bạn tiết kiệm thời gian, giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa hiệu quả trong mọi giao dịch!
Sang năm 2025, những trường hợp dưới đây sẽ được miễn thuế, phí thu nhập cá nhân khi sang tên Sổ đỏ theo Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 92/2015/TT-BTC)
Quản lý chi tiêu cá nhân luôn là một bài toán khó, nhưng nó không hề phức tạp nếu bạn biết cách xây dựng một kế hoạch chi tiêu rõ ràng. Vậy làm thế nào để vừa chi tiêu hiệu quả, vừa tiết kiệm tối ưu? Hãy tham khảo ngay 3 bước lên kế hoạch chi tiêu cá nhân dưới đây để cải thiện tình hình tài chính của bạn.
Cập nhật giờ làm việc mới nhất của BIDV năm 2025 để bạn dễ dàng sắp xếp thời gian giao dịch hiệu quả, tránh lãng phí thời gian chờ đợi. Bài viết cung cấp thông tin chi tiết về thời gian mở cửa của các chi nhánh BIDV trên toàn quốc, cùng những lưu ý quan trọng giúp bạn thực hiện các giao dịch tài chính nhanh chóng, an toàn và thuận lợi. Đừng bỏ qua những thông tin thiết thực này để trải nghiệm dịch vụ tốt nhất từ BIDV!
CÔNG TY CỔ PHẦN GIA ĐÌNH MỚI
Giấy phép thiết lập MXH số 354/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 02/12/2024.
Chịu trách nhiệm: Nguyễn Văn Quyết
Hotline: 0904 380 479
Địa chỉ: Số 18B, ngõ 14, đường Đông Quan, phường Nghĩa Đô, TP. Hà Nội.
Email: [email protected]